Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Tác động của chất độn lên giới hạn đàn hồi

Cao Su Việt - Gasket nối ống bằng EPDM
Cao Su Việt - Gasket nối ống bằng EPDM
Giới hạn đàn hồi kéo là một thông số quan trọng của vật liệu đàn hồi. Giới hạn đàn hồi càng cao, vật liệu đàn hồi duy trì kích thước ban đầu tốt hơn. Có nhiều thông số của chất độn ảnh hưởng đến giới hạn đàn hồi kéo của vật liệu.
Yếu tố đầu tiên là kích thước hạt của chất độn. Chỉ các hạt độn rất nhỏ, nồng độ chất độn tăng thì giá trị giới hạn đàn hồi tăng. Ví dụ, trường hợp chất độn silica trong PP, kích thước hạt tới 0.01 μm mới làm tăng giới hạn đàn hồi.
Ngoài ra, giới hạn đàn hồi còn phụ thuộc vào tương tác giữa chất độn với mạng lưới polymer. Ví dụ, PP và PVC không tương tác với các hạt CaCO3 rất nhỏ, làm giới hạn đàn hồi giảm. Ngược lại, có sự tương tác, kết dính tốt giữa đá tan và PVC nên vật liệu tổng hợp có giới hạn đàn hồi kéo cao. Lúc này, kích thước hạt là yếu tố ít quan trọng hơn.
Bên cạnh đó, sự định hướng của polymer cũng ảnh hưởng đến giới hạn đàn hồi kéo. Nó ảnh hưởng trạng thái kết tinh của polymer trên bề mặt chất độn và làm thay đổi các tính chất cơ học của vật liệu tổng hợp.
Tăng liên kết bề mặt phân cách giữa chất độn và cao su cũng làm tăng giới hạn đàn hồi, ví dụ như trường hợp sử dụng các chất độn dạng sợi (sợi carbon). Sự thêm vào chất kết hợp làm tăng sự kết dính giữa chất độn và polymer. Giới hạn đàn hồi kéo có thể được cải thiện bằng cách xử lý bề mặt chất độn.
Tóm tắt lại, giới hạn đàn hồi kéo phụ thuộc vào kích thước hạt độn, nồng độ và tương tác giữa polymer và chất độn. Các phương pháp khác nhau cải thiện giới hạn đàn hồi kéo như lựa chọn đúng chất độn cho các polymer riêng biệt và thông qua biến tính bề mặt chất độn.
Tham khảo từ tài liệu Handbook of FillersGeorge Wypych, ChemTec, 1999, trang 402 - 407
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao su phụ tùng - Phễu cao su hút thiếc
Cao su phụ tùng - Phễu cao su hút thiếc