Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Sản phẩm bánh răng cao su với chất lượng luôn hoàn thiện

Quy trình tiếp nhận, sản xuất hoặc phục hồi các sản phẩm cao su phụ tùng, khớp nối, đệm, bánh răng cao su luôn được hoàn thiện từng ngày.
Sản xuất bánh răng cao su theo kiểu mẫu cho trước
Sản xuất bánh răng cao su theo kiểu mẫu cho trước
Cao su kỹ thuật - Bánh răng cao su
Cao su kỹ thuật - Bánh răng cao su
(vtp-vlab-caosuviet)

Các thông số ảnh hưởng đến tính chất của cao su EPDM

Các loại cao su EPDM ngoài sự khác biệt về thành phần termonomer, có một số thông số quan trọng khác ảnh hưởng đáng kể đến tính chất của EPDM.
Đầu tiên là thành phần của cao su EPDM. Nhìn chung, thành phần cao su thường được báo cáo như phần trăm khối lượng ethylene và thay đổi từ 75 tới 45%. Các monomer trong EPDM được phân bố ngẫu nhiên tạo thành dạng vô định hình. Hàm lượng ethylene càng cao thì cao su EPDM có khả năng kết tinh hơn, có độ bền trước lưu hóa cao hơn, có thể độn nhiều chất độn/dầu, độ bền kéo cao hơn, dễ tạo viên và tính ép đùn tốt hơn. Tuy nhiên, cao su EPDM hàm lượng ethylene cao có khuyết điểm là tính chất ở nhiệt độ thấp kém và khó cán luyện.
Tác động của khối lượng phân tử cao là tương tự với tác động của hàm lượng ethylene cao, như độ bền kéo và độ bền trước lưu hóa tốt hơn, có thể độn nhiều chất độn và dầu hơn, khuyết điểm là khả năng gia công kém của chúng.
Phân bố khối lượng phân tử cũng là một tính chất rất quan trọng của cao su EPDM. Polymer với phân bố khối lượng phân tử rộng có khả năng cán tráng và cán luyện rất tốt, độ bền trước lưu hóa cao hơn nhưng không độn được nhiều chất độn và dầu, kết mạng chậm và trạng thái kết mạng kém. Cao su EPDM phân bố khối lượng phân tử hẹp hơn thường được sử dụng do loại này có vận tốc kết mạng nhanh hơn, trạng thái kết mạng tốt hơn và dễ ép đùn.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999, trang 263 – 264
(vtp-vlab-caosuviet)

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Cao su kỹ thuật – Phễu hút, núm hút chân không

Sản xuất các loại phễu hút cao su với nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau.
Sản xuất phễu hút cao su theo yêu cầu
Sản xuất phễu hút cao su theo yêu cầu
Ảnh trừu tượng núm hút cao su
Ảnh trừu tượng núm hút cao su
(vtp-vlab-caosuviet)

Tính kháng mài mòn của vật liệu đàn hồi polyurethane (PU)

Một trong những tính chất nổi bật của PU là tính kháng mài mòn. Nhìn chung, tính kháng mài mòn của PU cao hơn vật liệu đàn hồi truyền thống cùng độ cứng. Tuy nhiên, tính kháng mài mòn của PU bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tích nhiệt ở bề mặt, hiện tượng này liên quan đến hệ số ma sát của PU, tốc độ di chuyển tương đối giữa hai bề mặt ma sát, tải tác động và đặc biệt là bề mặt mài mòn khô hay ướt.
Tính kháng mài mòn của vật liệu đàn hồi PU là tốt, nhưng không quá nổi bật khi so sánh với các loại cao su và chất dẻo khác dưới điều kiện mài mòn khô. Điều này chủ yếu là do sự trễ đàn hồi của PU cao, dẫn đến tác động tích trữ nhiệt bề mặt nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, làm mềm đáng kể PU và một phần vật liệu PU bị xé khỏi bề mặt mài mòn. Trong một số trường hợp khắc nghiệt, toàn bộ bề mặt của PU nóng chảy trong một khoảng thời gian, các mảnh vật liệu nhỏ bị xé ra, cuộn tròn thành các hạt nhỏ dính vào bề mặt của vật liệu đàn hồi PU, tạo nên đặc trưng bề mặt mài mòn rất dễ nhận diện.
Trong trường hợp mài mòn ướt, tính kháng mài mòn của vật liệu PU được cải thiện đáng kể. Trong trường hợp này, nước hoặc lưu chất khác bôi trơn bề mặt và giảm hệ số ma sát. Hơn nữa, nhiệt sinh ra được phân tán dễ dàng hơn. Vì vậy, polyurethane có tính kháng mài mòn ướt vượt trội do tính kháng mài mòn tốt vốn có của nó không bị giảm đi bởi tác động bất lợi của sự tích trữ nhiệt.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane Elastomers, C. Hepburn, Elsevier Science Publisher, 1992, trang 373 – 375
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Phục hồi và bọc mới con lăn cao su

Phục hồi nhanh các loại con lăn cao su công nghiệp để thay thế kịp thời khi chúng bị hư hỏng.
Bọc cao su bám dính lõi thép
Bọc cao su bám dính lõi thép
Phục hồi con lăn cao su kỹ thuật
Phục hồi con lăn cao su kỹ thuật
(vtp-vlab-caosuviet)

Giới thiệu sách “Rubber Mixing”

Báo cáo này của nhà xuất bản iSmithers Rapra Publishing, được viết bởi tác giả P.R. Wood. Sách được xuất bản vào năm 1996, dày 100 trang.
Báo cáo này mô tả hiện trạng của quá trình cán luyện trong công nghiệp cao su từ quan điểm kỹ thuật. Sự phát triển của quá trình cán luyện cao su và máy móc sử dụng được xem xét lại như máy cán, hệ thống làm mát, điều khiển bằng máy tính, ... Các kỹ thuật cán luyện đặc biệt được giới thiệu cũng như các vấn đề thường gặp như ăn mòn máy, tăng năng suất hoạt động của máy cán. Kết quả nghiên cứu về quá trình cán luyện cao su và dự đoán về những phát triển có thể xảy ra trong tương lai cũng được đề cập ngắn gọn.
Contents
Chapter 1. Introduction
Chapter 2. History
Chapter 3. Equipment in Use Today
Chapter 4. Ancillary Mill Room Equipment
Chapter 5. Health & Safety
Chapter 6. Recent Mixing Machinery Developments
Chapter 7. Mixing Techniques
Chapter 8. Differences In Mixing Behaviour: Intermeshing vs Tangential
Chapter 9. Mixing Process Development
Chapter 10. Mixing Quality Problems
Chapter 11. Scale Up/Down
Chapter 12. Recent Research
Chapter 13. The Future
Tham khảo tài liệu Rubber Mixing, P.R. Wood, iSmithers Rapra Publishing, 1996
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Sản xuất bánh xe nâng tay, bánh xe đẩy hàng, bánh xe công nghiệp

Phục hồi các loại bánh xe cũ, bọc mới cao su đặc biệt chịu mài mòn tốt.
Bánh xe cao su đẩy hàng chịu mài mòn
Bánh xe cao su đẩy hàng chịu mài mòn
Phục hồi nhanh bánh xe bị hư hỏng
Phục hồi nhanh bánh xe bị hư hỏng
(vtp-vlaab-caosuviet)

Giới thiệu chung về cao su epichlorohydrin (CO/ECO/ETER)

Cao su epichlorohydrin có 3 dạng chính: epichlorohydrin homopolymer (CO), epichlorohydrin copolymer với ethylene oxide (ECO), và epichlorohydrin terpolymer với một lượng nhỏ của allyl glycidyl ether không bão hòa (tên gọi ASTM là ETER).
Như với EPDM, sự không bão hòa được gắn vào mạch chính của dạng epichlorohydrin terpolymer, kết quả là cho phép lưu hóa với lưu huỳnh nhưng vẫn giữ được sự ổn định của mạch chính. Khả năng kết mạng bằng lưu huỳnh cũng cho phép terpolymer được sử dụng với những polymer khác, ví dụ cao su nitrile.
Trong 3 dạng, homopolymer có tính phân cực cao nhất, thể hiện tính kháng dầu tốt nhất nhưng tính uốn dẻo ở nhiệt độ thấp kém. Homopolymer cũng có tính thấm khí thấp. Mạch chính bão hòa làm cho vật liệu này có tính kháng tốt với oxy, ozon và ánh sáng mặt trời.
Cao su epichlorohydrin kháng tốt với dầu, hydrocarbon no, rượu, kiềm, các axit oxy hóa và vô cơ loãng. Phương pháp chính để kết mạng homopolymer và copolymer là sử dụng thiourea và yêu cầu thêm vào một chất nhận axit. Thiourea thường được sử dụng là ethylene thiourea, nhưng nó có khuynh hướng dính khuôn, còn các chất nhận axit là litharge, chì đỏ, magnesium oxide và dibasic lead phosphite.
Ứng dụng chính của epichlorohydrin là trong lĩnh vực ô tô, làm các đệm làm kín, ống, gasket, o-ring và màng, dạng terpolymer được sử dụng trong sản xuất trục và trong các ứng dụng nhiệt độ thấp.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Basics, Richard B. Simpson, iSmithers Rapra Publishing, 2002, trang 83
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Sản phẩm cao su phụ tùng | Viên bi cao su

Bi cao su tổng hợp silicone có tính trơ, tính tưng nảy tốt được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm.
Ảnh trừu tượng bi cao su tổng hợp
Ảnh trừu tượng bi cao su tổng hợp
Bi cao su silicone dùng trong máy sàng rung thực phẩm
Bi cao su silicone
dùng trong máy sàng rung thực phẩm
(vtp-vlab-caosuviet)

Lịch sử phát triển cao su tổng hợp (phần 5)

Xem phần 1, 2, 3, 4 tại đây
Từ cuối Chiến Tranh Thế Giới II, sự phát triển cao su tổng hợp được quyết định bởi các yếu tố thị trường như cung cầu, giá cả. Điều này dẫn đến sự phát triển của nhiều loại cao su tổng hợp đặc biệt mới, đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng.
Một trong những phát triển quan trọng nhất là quá trình polymer hóa nhũ tương cao su styrene-butadiene được thực hiện thuận lợi ở nhiệt độ thấp (khoảng 5 oC), thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Các chất khơi mào đặc biệt được yêu cầu cho quá trình polymer hóa này. Nhiệt độ polymer hóa thấp làm ảnh hưởng đến cấu trúc, khối lượng phân tử (khối lượng phân tử cao hơn, mạch chính dài hơn) và hàm lượng gel của cao su SBR tạo thành. Một số tính chất cơ học của cao su lưu hóa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là tính kháng với sự mài mòn, rất quan trọng khi sản xuất lốp xe.
Một sự phát triển khác cũng dựa trên sự polymer hóa nhũ tương là quá trình masterbatch than đen. Quá trình này có thể thực hiện được là do phản ứng polymer hóa nhũ tương tạo thành cao su SBR ở dạng latex, là hệ phân tán của các hạt cao su mịn trong nước. Vì vậy, có thể trộn latex với hệ phân tán than đen trong nước, và sau đó đông tụ cả hai để tạo thành masterbatch của cao su và than đen.
Tham khảo từ tài liệu Synthetic Rubbers: Their Chemistry and Technology, D. C. Blackley, Applied Science Publishers, 1983, trang 26 – 28
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Con lăn cao su | Con lăn kỹ thuật

Vật liệu đàn hồi PU chịu mài mòn tốt, được sử dụng phổ biến để bọc con lăn cao su.
Con lăn PU chịu mài mòn tốt
Con lăn PU chịu mài mòn tốt
Con lăn cao su chà nhám có rãnh bề mặt
Con lăn cao su chà nhám có rãnh bề mặt
(vtp-vlab-caosuviet)

Đặc trưng hấp thu năng lượng cơ học của vật liệu đàn hồi PU

Khả năng hấp thu năng lượng cơ học là một đặc tính quan trọng của vật liệu đàn hồi, đặc biệt trong các ứng dụng giảm xóc. Tài liệu này giới thiệu các đặc trưng hấp thu năng lượng cơ học của vật liệu đàn hồi nói chung và PU nói riêng.
As a generalization urethane elastomers have greater energy absorption properties than other equivalent rubbers and plastics. It is useful to examine the mechanisms of energy absorption in elastomers. These are usually quantified by measurement of resilience, hysteresis energy and damping properties, which are defined in the usual BS and ASTM or ISO standards. When a stress is applied to an elastomeric material there is a small but positive time lag before the material takes up the corresponding strain. This time lag is caused by the need for the intermolecular attractions to be overcome by the vibrational energy of the atoms. The practical result of this time lag in applications involving cyclic deformation (or dynamic applications) is that the stress-strain curve in recovery does not follow the same path as when the stress was applied and there is consequently a loss of energy, or hysteresis, which is converted into heat. This loss of energy can be measured, for example, by rebound resilience. Since the vibrational energy of the atoms increases as the temperature increases, then this time lag decreases as the temperature increases. Thus the rebound resilience for polyurethanes, and other elastomeric materials, increases with increasing temperature. Under dynamic stress there will be heat build-up which in turn will improve the resilience property and result in a lower rate of heat build-up.
This energy loss and consequent heat build-up occurs in all elastomers to some degree or other, and since these are poor conductors of heat the temperature can rise sharply. This factor can lead to limitations of use under rapid cycling or in severe dynamic applications and it is necessary to calculate or measure the heat produced under these conditions when designing a specific product. One advantage in the use of polyurethanes is that, due to their high modulus compared with other elastomers, thinner sections can be employed. This helps to inhibit the heat build-up by assisting in heat dissipation. For continuous dynamic conditions a within material temperature of 80oC may be considered as a maximum working limit for most polyurethanes.
Trích đăng từ sách Polyurethane Elastomers, C. Hepburn, Elsevier Science Publisher, 1992, trang 372 – 373
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Cao su miếng, cao su tấm

Các tấm lót, miếng lót cao su tổng hợp chịu nhiệt, chịu dầu, chịu mài mòn theo yêu cầu sử dụng.
Tấm cao su | Miếng cao su
Tấm cao su | Miếng cao su
Tấm lót PU chịu hóa chất chịu mòn
Tấm lót PU chịu hóa chất chịu mòn
(vtp-vlab-caosuviet)

Elastomers and Rubber Elasticity

Sách này của nhà xuất bản American Chemical Society, được biên tập bởi James E. Mark và Joginder Lal. Sách được xuất bản vào năm 1982, dày 576 trang.
Sách này cập nhật những tiến bộ trong nghiên cứu về vật liệu đàn hồi. Có nhiều loại vật liệu đàn hồi mới được tổng hợp như block copolymer nhiều pha, organophosphazene và vật liệu đàn hồi kết tinh do kéo căng. Về quá trình kết mạng, xuất hiện kỹ thuật tạo liên kết mạng do các nhóm phản ứng ở đầu chuỗi. Ngoài ra, còn có sự hình thành của các lý thuyết phân tử giải thích tính đàn hồi của cao su và sự cải tiến trong các phương pháp thử nghiệm để kiểm tra và phát triển các lý thuyết này. Các chương trong sách được tập hợp từ các báo cáo của hội nghị khoa học về vật liệu đàn hồi được tổ chức ở New York vào năm 1981.
Contents
Chapter 1. Basic Concepts in Elastomer Synthesis
Chapter 2. Synthetic Aspects of Crystallizable Elastomer
Chapter 3. Synthesis of Elastomers with Strain-Induced Crystallization
Chapter 4. Synthesis and Properties of Diene Elastomers With Controlled Structure
Chapter 5. Elastomeric Polydiene ABA Triblock Copolymers with Crystalline End Blocks
Chapter 6. Effects of Variation of Composition and Block Sequence on Properties of Copolymers Containing Semicrystalline Block(s)
Chapter 7. cis/trans Control in Elastomers from Monocyclic Olefins and Diolefins
Chapter 8. Polymers of 1,4-Hexadiene
Chapter 9. Structural Factors and Tensile Properties of Ethylene—Propylene—Diene Terpolymers Prepared with Various Catalyst Systems
Chapter 10. Quasi-living Carbocationic Polymerization of Alkyl Vinyl Ethers and Block Copolymer Synthesis
Chapter 11. Polyphosphazene Elastomers: Synthesis, Properties, and Applications
Chapter 12. The Relation Between Dynamic and Equilibrium Moduli, with Consideration of Entanglements
Chapter 13. Small Angle Neutron Scattering from Polymer Networks
Chapter 14. Molecular Configurations of Elastomers Via Solid State NMR
Chapter 15. Crystallization of Stretched Networks and Associated Elasticity
Chapter 16. Elasticity and Structure of Cross-linked Polymers1: Networks with Comblike Cross-link
Chapter 17. Equilibrium Tensile Behavior of Model Silicone Networks of High Junction Functionality
Chapter 18. Bimodal Elastomeric Networks
Chapter 19. Threshold Tear Strength of Some Molecular Networks
Chapter 20. Experimental Studies of the Formation and Properties of Polymer Networks
Chapter 21. Structure and Elasticity of Loose Step Polyaddition Networks
Chapter 22. Elastic Modulus, Network Structure, and Ultimate Tensile Properties of Single-Phase Polyurethane Elastomers
Chapter 23. Recent Two-Network Results on the Effect of Chain Entangling in Cross-linked Elastomers
Chapter 24. Optical Studies of Rubbers
Chapter 25. Some Comments on Thermoplastic Elastomers
Chapter 26. Homogeneous and Heterogeneous Rubbery-Rubbery Diblock Copolymers and Polymer Blends: A Unified View
Chapter 27. Fundamental Aspects of the Chemical Applications of Cross-linked Polymers
Chapter 28. Approximative Methods for the Evaluation of Equilibrium Moduli of Relaxing Rubber Networks
Chapter 29. Characterization of Elastomers for Use in Circulatory Assist Devices
Tham khảo tài liệu Elastomers and Rubber Elasticity, James E. Mark và Joginder Lal, American Chemical Society, 1982
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Cao su phụ tùng - Bánh răng nhựa, bánh răng cao su

Sản xuất nhanh chóng các chi tiết cao su phụ tùng, bánh răng, khớp nối, vòng đệm cao su để thay thế kịp thời các chi tiết hỏng.
Bánh răng cao su phụ tùng
Bánh răng cao su phụ tùng
Khớp nối cao su - Đệm cao su
Khớp nối cao su - Đệm cao su
(vtp-vlab-caosuviet)

Cấu trúc của cao su ethylene-propylene EPM/EPDM

Mặc dù sản xuất thương mại chỉ bắt đầu từ năm 1963, cao su EPM/EPDM hiện là vật liệu đàn hồi phát triển rất nhanh (khoảng 6% một năm) ở Mỹ, Châu Âu và Nhật. Điều này là do sự ổn định và tính kháng tốt của loại cao su này với các tác động của môi trường.
Có hai loại cao su ethylene-propylene, EPM và EPDM. Tên gọi EPM áp dụng cho copolymer đơn giản chỉ gồm ethylene và propylene ("E" cho ethylene, "P" cho propylene và "M" cho mạch chính polymethylene (-(CH2)x-). Trong trường hợp của EPDM, "D" đại diện cho monomer thứ ba, một diene, tạo sự không bão hòa cho phân tử.
Cao su EPM
Đối với cao su EPM, do bản chất bão hòa nên không thể sử dụng các chất kết mạng lưu huỳnh thông thường để lưu hóa. Thay vào đó, chất kết mạng peroxide cùng với các chất kết hợp được sử dụng. Vì hệ chất kết mạng này rất đắt tiền, có mùi khó chịu nên loại cao su EPDM đã được phát triển và hiện tại được sử dụng rộng rãi.
Cấu trúc của EPDM tương tự EPM nhưng có thêm các liên kết đôi không bão hòa. Các liên kết đôi này được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với comonomer thứ ba, là một diene không liên hợp. Chỉ một liên kết đôi của diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và liên kết đôi còn lại không phản ứng, hoạt động như vị trí để kết mạng lưu huỳnh. Sau đó, các liên kết đôi này được thêm vào nhánh bên của mạch chính để terpolymer duy trì tính kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được. Comonomer thứ ba thông dụng nhất là ethylidene norbornene vì sự kết hợp dễ dàng của nó và khả năng phản ứng cao với sự lưu hóa bằng lưu huỳnh.
Ethylidene norbornene
Tham khảo từ tài liệu Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999, trang 260 – 263
(vtp-vlab-caosuviet)

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Ron cao su | Gioăng cao su kỹ thuật

Sản xuất các loại ron cao su, gioăng cao su yêu cầu đặc biệt, thay thế kịp thời chi tiết hư hỏng, đảm bảo hoạt động liên tục của máy móc.
Gioăng phớt cao su chặn dầu
Gioăng phớt cao su chặn dầu
Ron cao su kỹ thuật chịu mài mòn
Ron cao su kỹ thuật chịu mài mòn
(vtp-vlab-caosuviet)

Khả năng hấp thu năng lượng cơ học của vật liệu PU

Sự hấp thu năng lượng và tích trữ nhiệt xảy ra trong tất cả vật liệu đàn hồi ở một số mức độ nhất định, và do đa số vật liệu đàn hồi dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ có thể tăng rõ rệt. Yếu tố này có thể dẫn đến giới hạn sử dụng chúng cho các ứng dụng động học tuần hoàn nhanh. Sự hấp thu năng lượng thường được xác định bằng phương pháp đo tính tưng nảy, sự trễ năng lượng hoặc tính giảm xóc.
Khi ứng suất tác động vào vật liệu đàn hồi, có một thời gian trễ nhỏ trước khi vật liệu biến dạng tương ứng. Thời gian trễ này là cần thiết để năng lượng của tác động vượt qua lực hút liên phân tử. Kết quả là trong các ứng dụng biến dạng tuần hoàn, đường cong ứng suất – biến dạng khi phục hồi không giống như đường cong khi ứng suất tác động, có sự mất năng lượng và nó được chuyển thành nhiệt. Khi nhiệt độ tăng, năng lượng rung động của nguyên tử tăng, do đó thời gian trễ giảm và tính tưng nảy của vật liệu đàn hồi tăng.
Vật liệu đàn hồi urethane thông thường có tính hấp thu năng lượng cao hơn cao su và nhựa. Tuy nhiên, polyurethane có mô-đun đàn hồi cao nên bề dày của các sản phẩm PU có thể mỏng hơn. Điều này giúp hỗ trợ phân tán nhiệt và hạn chế sự tích trữ nhiệt. Trong các ứng dụng động học, nhiệt độ làm việc tối đa cho polyurethane là 80oC.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane Elastomers, C. Hepburn, Elsevier Science Publisher, 1992, trang 372 – 373
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Con lăn cao su | Con lăn nhựa

Sản xuất hoặc phục hồi con lăn cao su dùng loại cao su phù hợp với môi trường làm việc.
Sản xuất con lăn cao su theo yêu cầu
Sản xuất con lăn cao su theo yêu cầu
Phục hồi các loại con lăn cao su cũ
Phục hồi các loại con lăn cao su cũ

(vtp-vlab-caosuviet)

Giới thiệu sách “Rubber Technology – Third Edition”

Sách này của nhà xuất bản Springer, được biên tập bởi Maurice Morton. Sách được xuất bản vào năm 1999, dày 638 trang.
Một thời gian dài sau khi ấn bản thứ hai của sách được viết vào năm 1973, các thông tin về cấu trúc, tính chất và kỹ thuật gia công của các loại cao su dùng trong công nghiệp đã thay đổi rất nhiều. Điều này dẫn đến sự cần thiết cho sự xuất hiện của ấn bản thứ ba của sách.
Nội dung của ấn bản thứ ba này được bố cục như ban đầu. Năm chương đầu giới thiệu chung về cao su như phối trộn và lưu hóa cao su, các loại chất độn, các phương pháp thí nghiệm. Các chương tiếp theo cập nhật thông tin về cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Một số chương mới được thêm vào, một chương về vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo, một chương về các loại cao su ít quan trọng hoặc mới phát triển.
Contents
Chapter 1. Introduction to Polymer Science
Chapter 2. The Compounding and Vulcanization of Rubber
Chapter 3. Fillers
Chapter 4. Processing and Vulcanization Tests
Chapter 5. Physical Testing of Vulcanizates
Chapter 6. Natural Rubber
Chapter 7. Styrene-Butadiene Rubbers
Chapter 8. Polybutadiene and Polyisoprene Rubbers
Chapter 9. Ethylene-Propylene Rubber
Chapter 10. Butyl and Halobutyl Rubbers
Chapter 11. Nitrile and Polyacrylic Rubbers
Chapter 12. Neoprene and Hypalon
Chapter 13. Silicone Rubber
Chapter 14. Fluorocarbon Elastomers
Chapter 15. Polyurethane Elastomers
Chapter 16. Thermoplastic Elastomers
Chapter 17. Miscellaneous Elastomers
Chapter 18. Reclaimed Rubber
Chapter 19. Latex and Foam Rubber
Chapter 20. Rubber-Related Polymers
Tham khảo tài liệu Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999

(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Sản xuất bánh xe cao su, bánh xe PU ở Bình Dương

Các bánh xe cao su lõi thép bọc cao su tổng hợp chịu mòn tốt, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Bánh xe cao su | Bánh xe PU
Bánh xe cao su | Bánh xe PU
Bọc cao su cho các bánh xe cũ
Bọc cao su cho các bánh xe cũ
(vtp-vlab-caosuviet)

Giới thiệu chung về cao su ethylene-acrylic (EA)

Cao su ethylene-acrylic được sản xuất từ ethylene và acrylic acid. Cơ bản, EA là loại cao su kháng dầu, kháng nhiệt, uốn dẻo ở nhiệt độ thấp tốt.
Cao su ethylene-acrylic có độ bền kéo xé tốt và độ giãn dài cao tại điểm gãy. Đặc biệt là giá trị biến dạng dư sau nén thấp làm cho cao su phù hợp với các ứng dụng như ống, đệm làm kín và gasket. Một đặc trưng khác là tính tưng nảy của nó thấp và thay đổi ít trong một khoảng rộng của nhiệt độ (từ -20 tới 160°C), tần số và biên độ, rất quan trọng trong các ứng dụng giảm chấn động.
Cao su EA có tính kháng nhiệt tốt, chỉ kém các polymer đắt tiền (fluorocarbon). Khi so sánh với các loại cao su kháng dầu giá trung bình khác (như Hypalon, cao su nitrile), tính kháng nhiệt của EA tốt hơn. Các chi tiết được làm từ EA sử dụng kéo dài như các chi tiết được làm từ Hypalon hoặc cao su nitrile, nhưng ở nhiệt độ tiếp xúc cao hơn 50-100°F (27oC). Tính năng ở nhiệt độ thấp của EA cũng tốt hơn so với hầu hết các loại cao su kháng dầu và kháng nhiệt khác, như fluoroelastomer, chlorosulfonated polyethylene, polyacrylate và polyepichlorhydrin.
Với tác động của môi trường, cao su EA có tính kháng rất tốt với ánh sáng mặt trời, thời tiết và ozon. Cao su EA thể hiện tính kháng rất tốt với dầu nóng, dầu nhờn, trương nở ít hơn so với cao su silicone khi ngâm trong dầu. Cao su ethylene-acrylic cũng kháng tốt với nước nóng, axit loãng. Tuy nhiên, không nên sử dụng cao su ethylene-acrylic trong các ứng dụng tiếp xúc với ester, ketone, hydrocarbon hàm lượng thơm cao, axit đặc, hơi nước áp suất cao.
Tham khảo từ tài liệu Mechanical and Corrosion-Resistant Properties of Plastics and Elastomers, Philip A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang 309 - 311
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Cao su kỹ thuật | Núm hút chân không

Núm hút cao su giữ chặt và di chuyển sản phẩm nhờ lực hút chân không.
Núm hút cao su di chuyển sản phẩm
Núm hút cao su di chuyển sản phẩm
Thay mới phễu hút cao su
Thay mới phễu hút cao su

(vtp-vlab-caosuviet)

Lịch sử phát triển cao su tổng hợp (phần 4)

Xem phần 1, 2, 3 tại đây
Chiến Tranh Thế Giới II (1939 – 1945) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cao su tổng hợp. Rõ ràng nhất là sự phát triển của cao su styrene-butadiene (SBR) ở Đức và Mỹ để thay thế cho sự thiếu hụt cao su thiên nhiên. Nghiên cứu ban đầu về cao su SBR được thực hiện ở Đức trong những năm đầu 1930. Mặc dù sau đó, loại cao su này được giới thiệu ở Mỹ nhưng đến cuối những năm 1930, người Mỹ quan tâm cao su NBR kháng dầu hơn là cao su SBR thay thế cho cao su thiên nhiên. Thực vậy, cao su styrene-butadiene ở Mỹ có khuynh hướng được nhập khẩu từ Đức. Khi Chiến Tranh Thế Giới II nổ ra vào tháng 9/1939, sự nhập khẩu cao su tổng hợp từ Đức ngưng lại. Từ kinh nghiệm sử dụng cao su SBR,  SBR trở thành loại cao su triển vọng nhất để thay thế cao su thiên nhiên trong sản xuất lốp xe, ruột xe - các sản phẩm quan trọng trong Chiến Tranh Thế Giới II. Ngoài ra, tính năng của cao su SBR cũng được cải thiện như không yêu cầu gia nhiệt trong không khí để làm mềm, mà chỉ cần thêm vào các chất biến tính mercaptan trong quá trình polymer hóa.
Một loại cao su tổng hợp quan trọng khác được phát triển trong Chiến Tranh Thế Giới II là cao su butyl, copolymer của isobutene với một lượng nhỏ của isoprene. Cao su butyl được công bố lần đầu tiên vào năm 1940. Nó có những tính chất đặc trưng như tính thấm khí thấp, tính kháng tốt với quá trình lão hóa, nên được sử dụng làm ruột xe, ống, đệm làm kín.
Tham khảo từ tài liệu Synthetic Rubbers: Their Chemistry and Technology, D. C. Blackley, Applied Science Publishers, 1983, trang 22 – 25
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Con lăn cao su tạo rãnh | Con lăn chà nhám

Con lăn cao su bọc lõi thép, tạo rãnh bề mặt, được dùng để làm sạch bề mặt gỗ.
Con lăn cao su chà nhám gỗ
Con lăn cao su chà nhám gỗ
Gia công con lăn cao su theo yêu cầu
Gia công con lăn cao su theo yêu cầu
(vtp-vlab-caosuviet)

Tính chất cơ lý và ứng dụng của cao su butyl (IIR)

Cao su butyl là loại cao su tổng hợp khá thông dụng, nhưng lượng dùng thấp hơn các loại cao su tổng hợp khác như NBR, SBR, EPDM. Cao su butyl được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng yêu cầu các tính chất đặc trưng của nó như tính không thấm khí, khả năng hấp thu năng lượng cơ học cao. Phần tài liệu sau trình bày chung về tính chất và ứng dụng của cao su butyl.
The single outstanding physical property of butyl rubber is its impermeability. It does not permit gases like hydrogen or air to diffuse through it nearly as rapidly as ordinary rubber does, and it has excellent resistance to the aging action of air. These properties make butyl rubber valuable in the production of life jackets (inflatable type), life rafts, and inner tubes for tires.
At room temperature, the resiliency of butyl rubber is poor, but as the temperature increases, the resiliency increases. At elevated temperatures, butyl rubber exhibits good resiliency. Its abrasion resistance, tear resistance, tensile strength, and adhesion to fabrics and metals is good. Butyl rubber has a maximum continuous service temperature of 250-350°F (120-150°C) with good resistance to heat aging. Its electrical properties are generally good but not outstanding in any one category. The flame resistance of butyl rubber is poor.
The polymer has excellent flexibility but very low resilience due to its molecular structure. As a result, it absorbs a great deal of any mechanical energy that is put into it. This energy absorption is responsible for butyl rubber’s vibration-damping properties, which are maintained over a broad temperature range. Consequently, butyl rubber is an excellent choice where high vibration damping is required. This property is useful in automobile body mounts and suspension bumpers.
Table 4.15 lists the physical and mechanical properties of butyl rubber.
There are two commercially available halogenated butyl rubber derivatives bromobutyl (BIIR) and chlorobutyl (CIIR). The halogen atoms are incorporated into the polymer on the isoprene units. These compounds have chemical properties that permit the polymers to be covulcanized with other elastomers more readily than IIR. The end-use properties and applications are similar to those for IIR. A typical application is the cover for air conditioning hoses.
Chlorobutyl (CIIR) rubbers have a maximum operating temperature of 300°F (150°C) and can be operated as low as -30°F (-34°C). The other physical and mechanical properties are similar to those of butyl rubber.
Trích đăng từ sách Mechanical and Corrosion-Resistant Properties of Plastics and Elastomers, Philip A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang 295 – 299
(vtp-vlab-caosuviet)

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ảnh trừu tượng tấm lót cao su

Tấm cao su kỹ thuật được dùng linh hoạt trong nhiều ứng dụng như tấm lót sàn, van xả nước một chiều.
Tấm cao su kỹ thuật co giãn tốt
Tấm cao su kỹ thuật co giãn tốt
Tấm cao su dưới góc nhìn trừu tượng
Tấm cao su dưới góc nhìn trừu tượng
(vtp-vlab-caosuviet)

Giới thiệu sách “Rubber Chemistry”

Sách này của nhà xuất bản Applied Science Publishers, sách được viết bởi tác giả J. A. Brydson. Sách được xuất bản vào năm 1978, dày 462 trang.
Ngành hóa cao su là một trong những lĩnh vực phát triển của khoa học polymer. Trong nhiều năm qua, nhiều loại cao su mới, hệ lưu hóa và phương pháp bảo vệ lão hóa đã được giới thiệu. Tính chất vật lý và hóa học của mỗi loại cao su cũng khác nhau đáng kể do thành phần hóa học và cấu trúc của chúng.
Mục đích của sách này là giới thiệu thành phần hóa học, cấu trúc của các loại cao su, mối quan hệ của chúng với tính chất cơ lý, bản chất phân tử của tính đàn hồi cao, liên kết mạng và những biến tính hóa học khác, và quá trình lão hóa.
Tác giả viết sách này với hi vọng sẽ giúp ích cho các kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực polymer hóa, cao su có kiến thức tốt hơn và rộng hơn về vật liệu cao su.
Contents
Chapter 1. The Historical Development of Rubber Chemistry
Chapter 2. The Chemical Nature of the Natural Rubber Molecule
Chapter 3. The Molecular Nature of Rubber Elasticity
Chapter 4. Structure-Property Relationships in Rubbers
Chapter 5. Diene Homopolymer Rubbers
Chapter 6. Diene-Based Copolymers
Chapter 7. Reactivity of Diene Rubbers—I
Chapter 8. Reactivity of Diene Rubbers—II: Cross-Linking Processes
Chapter 9. Reactivity of Diene Rubbers—III: Oxidation and Related Processes
Chapter 10. Polychloroprene
Chapter 11. Polyisobutene and Butyl Rubber
Chapter 12. Rubbers Based on Ethylene
Chapter 13. Fluorine-Containing Rubbers
Chapter 14. Acrylic Rubbers
Chapter 15. Rubbers Produced by Condensation and Ring-Opening Polymerization Mechanisms
Chapter 16. Polyurethane Rubbers
Chapter 17. Thermoplastic Rubbers
Tham khảo tài liệu Rubber Chemistry, J. A. Brydson, Applied Science Publishers, 1978
(vtp-vlab-caosuviet)