Trong
Chiến Tranh Thế Giới II, do sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nên chính phủ Mỹ đã
phát triển loại cao su styrene-butadiene, ban đầu được gọi là Government Rubber
Styrene-Type (GR-S), vì nó có thể sản xuất nhanh trong thời chiến.
Nhìn
chung, cao su styrene-butadiene tương tự cao su thiên nhiên nhưng một số tính
chất vật lý và cơ học của nó kém hơn như độ bền kéo, độ giãn dài, độ tưng nảy,
tính kháng xé và sự trễ đàn hồi. Những khuyết điểm này được bù lại bởi những ưu
điểm của nó so với cao su thiên nhiên như giá thấp và ổn định, sạch sẽ hơn,
tính kháng lão hóa nhiệt, tính kháng mài mòn, khả năng gia công tốt hơn. Để cải
thiện tính chất cơ lý, nhiều loại cao su SBR được sản xuất dựa trên sự thay đổi
tỷ lệ của butadiene với styrene, nhiệt độ và loại hóa chất được sử dụng trong
quá trình polymer hóa. Ngoài ra, phối trộn hỗn hợp cao su NR-SBR để đạt được tính
chất của từng loại cao su, cải thiện tính chất của sản phẩm.
Cao
su styrene-butadiene có tính kháng thời tiết, ánh sáng mặt trời, lão hóa kém. Tuy
nhiên, so với cao su thiên nhiên, nó có tính kháng nước tốt hơn. Tương tự cao
su thiên nhiên, cao su SBR thể hiện tính kháng trung bình hoặc tốt với axit
loãng, kiềm và rượu; không kháng với dầu, xăng, hydrocarbon và các chất oxy
hóa.
Ứng
dụng chính của SBR là sản xuất lốp xe ô tô, mặc dù nó cũng được sử dụng để sản
xuất dây đai, ống, gasket, đệm làm kín.
Tham khảo từ tài liệu
Mechanical and Corrosion-Resistant Properties
of Plastics and Elastomers, Philip
A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang
289 - 291
(vtp-vlab-caosuviet)