Cao
su epichlorohydrin có 3 dạng chính: epichlorohydrin homopolymer (CO),
epichlorohydrin copolymer với ethylene oxide (ECO), và epichlorohydrin
terpolymer với một lượng nhỏ của allyl glycidyl ether không bão hòa (tên gọi
ASTM là ETER).
Như
với EPDM, sự không bão hòa được gắn vào mạch chính của dạng epichlorohydrin
terpolymer, kết quả là cho phép lưu hóa với lưu huỳnh nhưng vẫn giữ được sự ổn
định của mạch chính. Khả năng kết mạng bằng lưu huỳnh cũng cho phép terpolymer
được sử dụng với những polymer khác, ví dụ cao su nitrile.
Trong
3 dạng, homopolymer có tính phân cực cao nhất, thể hiện tính kháng dầu tốt nhất
nhưng tính uốn dẻo ở nhiệt độ thấp kém. Homopolymer cũng có tính thấm khí thấp.
Mạch chính bão hòa làm cho vật liệu này có tính kháng tốt với oxy, ozon và ánh
sáng mặt trời.
Cao
su epichlorohydrin kháng tốt với dầu, hydrocarbon no, rượu, kiềm, các axit oxy
hóa và vô cơ loãng. Phương pháp chính để kết mạng homopolymer và copolymer là sử
dụng thiourea và yêu cầu thêm vào một chất nhận axit. Thiourea thường được sử dụng
là ethylene thiourea, nhưng nó có khuynh hướng dính khuôn, còn các chất nhận
axit là litharge, chì đỏ, magnesium oxide và dibasic lead phosphite.
Ứng
dụng chính của epichlorohydrin là trong lĩnh vực ô tô, làm các đệm làm kín, ống,
gasket, o-ring và màng, dạng terpolymer được sử dụng trong sản xuất trục và
trong các ứng dụng nhiệt độ thấp.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Basics, Richard
B. Simpson, iSmithers Rapra
Publishing, 2002, trang 83
(vtp-vlab-caosuviet)