Từ
cuối Chiến Tranh Thế Giới II, sự phát triển cao su tổng hợp được quyết định bởi
các yếu tố thị trường như cung cầu, giá cả. Điều này dẫn đến sự phát triển của
nhiều loại cao su tổng hợp đặc biệt mới, đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng.
Một
trong những phát triển quan trọng nhất là quá trình polymer hóa nhũ tương cao
su styrene-butadiene được thực hiện thuận lợi ở nhiệt độ thấp (khoảng 5 oC),
thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Các chất khơi mào đặc biệt được yêu cầu
cho quá trình polymer hóa này. Nhiệt độ polymer hóa thấp làm ảnh hưởng đến cấu
trúc, khối lượng phân tử (khối lượng phân tử cao hơn, mạch chính dài hơn) và
hàm lượng gel của cao su SBR tạo thành. Một số tính chất cơ học của cao su lưu
hóa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là tính kháng với sự mài mòn, rất quan trọng
khi sản xuất lốp xe.
Một
sự phát triển khác cũng dựa trên sự polymer hóa nhũ tương là quá trình
masterbatch than đen. Quá trình này có thể thực hiện được là do phản ứng
polymer hóa nhũ tương tạo thành cao su SBR ở dạng latex, là hệ phân tán của các
hạt cao su mịn trong nước. Vì vậy, có thể trộn latex với hệ phân tán than đen
trong nước, và sau đó đông tụ cả hai để tạo thành masterbatch của cao su và
than đen.
Tham khảo từ tài liệu
Synthetic Rubbers: Their Chemistry and
Technology, D. C. Blackley, Applied
Science Publishers, 1983, trang 26
– 28
(vtp-vlab-caosuviet)