Cao Su Việt - Trục cao su PU |
Chất độn có thể cải thiện độ bền va đập của
vật liệu được độn. Các đặc trưng sau của chất độn ảnh hưởng đến tính kháng va
đập của vật liệu:
- Kích thước hạt: trong nhiều trường hợp một
dãy kích thước hạt xác định làm tăng độ bền va đập của vật liệu độn. Ví dụ, các
chất độn gồm calcium phosphate, barium sulfate, calcium carbonate, và white
carbon với đường kính hạt trung bình từ 0.8 tới 30 μm được độn vào polystyrene.
Độ bền va đập của vật liệu tổng hợp chứa các chất độn khác nhau được khảo sát
theo đường kính hạt trung bình. Kích thước hạt có tác động rõ ràng lên độ bền va
đập trong khi ảnh hưởng của thành phần hóa học là không đáng kể. Các hạt có
đường kính khoảng 2 μm gia cường vật liệu tốt nhất.
- Hình dạng hạt: sử dụng các chất độn dạng
sợi cải thiện độ bền va đập của vật liệu tốt nhất.
- Độ cứng hạt: các hạt độn rỗng hoặc có độ
cứng thấp nhìn chung làm giảm độ bền va đập của vật liệu
độn.
- Tương tác giữa chất độn và mạng lưới
polymer: trong một vài trường hợp (calcium carbonate, magnesium hydroxide) được
bao phủ bề mặt bằng kim loại stearate cải thiện nhanh độ bền va
đập.
- Nồng độ chất độn: tính năng của vật liệu
đạt được tốt nhất ở nồng độ chất độn thấp, (trong một khoảng nhất định) vì sự
hình thành các khối kết tụ (ở nồng độ chất độn cao) ảnh hưởng mạnh đến độ bền va
đập của vật liệu.
- Tạo mầm: chất độn với các chất tạo mầm đóng góp cho sự
thay đổi kết tinh, làm tăng độ bền va đập.
Tham khảo từ tài liệu Handbook of Fillers, George Wypych,
ChemTec, 1999, trang 412 - 414