Con lăn PU đè gỗ
|
Kết mạng trong polyurethane làm giảm chuyển động, uốn dẻo phân tử dẫn đến tăng độ cứng, mô-đun đàn hồi và giảm độ giãn dài, sự trương nở trong dung môi. Mức độ kết mạng phụ thuộc trước hết vào số nhóm chức của polyol và khối lượng phân tử chuỗi ở giữa các điểm phân nhánh.
Số nhóm chức của polyol (số nhóm hydroxyl/phân tử), có ảnh hưởng mạnh lên độ cứng của polyurethane tạo thành. Cụ thể, các polyol có khối lượng phân tử cao với số nhóm chức thấp (f = 2-3 nhóm OH/phân tử), mật độ kết mạng thấp dẫn đến tạo thành các polyurethane uốn dẻo, đàn hồi. Ngược lại, các polyol có khối lượng phân tử thấp với số nhóm chức cao (f = 3-8 nhóm OH/phân tử) tạo thành các polyurethane cứng có mật độ kết mạng cao hơn. Ví dụ, bọt PU dẻo có tính chịu tải thấp và tính hồi phục cao; bọt polyurethane cứng có tính chịu tải cao với điểm chảy xác định và tính hồi phục thấp.
Đối với bọt polyurethane cứng, số nhóm chức polyol có ảnh hưởng lớn lên độ bền ép nén và độ bền kéo. Độ bền ép nén tăng nếu số nhóm chức tăng nhưng ngược lại độ bền kéo giảm. Ngoài ra, nếu số nhóm chức của polyol tăng, tính dễ vỡ vụn của bọt PU cũng tăng lên. Bọt cứng có mật độ kết mạng cao, như bọt isocyanuric hoặc bọt urethane-isocyanuric, có tính vỡ vụn cao. Sự ổn định kích thước của bọt PU cứng cũng được cải thiện đáng kể khi dùng các polyol có số nhóm chức cao.
Độ chuyển hóa tại điểm gel trong quy trình tạo thành polyurethane phụ thuộc lớn vào số nhóm chức trung bình của hệ phản ứng. Số nhóm chức thấp hơn tạo nên độ chuyển hóa cao hơn tại điểm gel và ngược lại. Vì vậy, đa số những tính chất tốt nhất của bọt PU cứng không đạt được ở các polyol có số nhóm chức rất cao (ví dụ f = 7-8 nhóm OH/ phân tử), mà ở số nhóm chức trung bình ( f = 4.5 – 5.5 nhóm OH/phân tử).
Tham khảo từ tài liệu Chemistry and Technology of Polyols for Polyurethanes, Mihail Ionescu, iSmithers Rapra Press, 2005, trang 542 – 547
(vtp-vlab-caosuviet)
Hình ảnh cao su kỹ thuật - Con lăn PU đè gỗ
|