Các
kỹ thuật đúc khuôn ép và đúc khuôn chạy là các phương pháp được sử dụng phổ biến
để sản xuất các sản phẩm cao su silicone. Nhìn chung, nhiệt độ đúc khuôn (115 tới
180 oC), áp suất và thời gian đúc khuôn thay đổi theo kích thước chi
tiết, thiết kế khuôn để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. So với các loại
cao su khác, cao su silicone có tính chảy tốt khi chịu áp, thậm chí ở nhiệt độ
môi trường. Tính chất này giúp cao su silicone phù hợp với nhiều phương pháp sản
xuất khác nhau như đúc khuôn ép, đúc khuôn chạy, đúc khuôn tiêm, đúc khuôn thổi,
ép đùn, cán tráng, bọc sợi, và bọc trục.
Do
nhiều kỹ thuật đúc khuôn phù hợp cho cao su silicone nên phải xem xét thuận lợi
đặc trưng của từng kỹ thuật. Đúc khuôn ép đơn giản, linh hoạt nhất, nhưng cần
nhiều lao động. Đúc khuôn chạy phù hợp cho các chi tiết phức tạp, phải điền đầy
nhiều lỗ khuôn, hoặc cần bám dính tốt với các chi tiết kim loại thêm vào. Đúc
khuôn tiêm có chu kỳ đúc khuôn ngắn, tạo nên tính đồng đều cao, phù hợp với sản
xuất lớn.
Để
đạt được những tính chất tốt nhất, hầu hết các chi tiết cao su silicone tạo
thành sau khi kết mạng với peroxide (đặc biệt là 2,4-dichlorobenzoyl peroxide hoặc benzoyl peroxide) cần
được tiếp tục cho vào lò nung (post cure).
Quá trình này giúp loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm phụ do phân hủy peroxide cũng
như các chất dễ bay hơi. Bình thường, quá trình này (post cure) được thực hiện
trong một lò nung tuần hoàn không khí từ 2 tới 4 giờ ở 200 oC.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Technologist’s Handbook (Volume 2), J.
White, S.K. De và K. Naskar, Smithers
Rapra Press, 2009, trang 401 – 403
(vtp-vlab-caosuviet)