Mặc
dù có nhiều loại vật liệu đàn hồi kháng dầu khác nhau, nhưng nếu dựa trên 3
tiêu chí chính là giá, tính năng và tính tương thích hóa chất, nhiệt độ thì
NBR, HNBR và fluorocarbon được sử dụng phổ biến.
Cao
su nitrile (NBR) là loại cao su kháng dầu được dùng rộng rãi nhất. Nó có giá thấp,
dễ gia công, có nhiều dạng khác nhau, có độ bền cao, chịu nhiệt tương đối (tới 125oC)
nên phù hợp với rất nhiều ứng dụng. Về mặt hóa học, nitrile là copolymer của
butadiene và acrylonitrile. Lượng acrylonitrile quyết định mức kháng dầu, mức
acrylonitrile càng nhiều, tính kháng dầu của hỗn hợp càng cao và ngược lại. Tuy
nhiên, khi tăng mức acrylonitrile để cải thiện tính kháng dầu, tính uốn dẻo ở
nhiệt độ thấp giảm sút. Cao su nitrile thương mại có mức acrylonitrile từ 18% tới
50%, loại thường được sử dụng là 41%.
Cao
su nitrile hydro hóa (HNBR) bão hòa cao có giá trung bình và có nhiều mức
acrylonitrile tương tự như NBR. Nhìn chung, nó có độ bền, tính tương thích hóa
chất và nhiệt độ (tới 175oC – 200oC) tốt hơn NBR. HNBR được
sản xuất bằng sự hydro hóa các đơn vị butadiene của cao su nitrile và có nhiều
mức không bão hòa khác nhau. Chúng yêu cầu kết mạng peroxide để đạt được tính
chất tối ưu.
Fluorocarbon
(FKM) cũng được sử dụng trong các ứng dụng kháng dầu. Nó có giá trung bình tới
cao tùy thuộc vào từng loại. Ưu điểm chính của nó là có tính kháng acid, dầu và
nhiên liệu tốt, chịu nhiệt rất tốt (lên tới 200oC – 250oC,
phụ thuộc vào loại lưu chất tiếp xúc và loại FKM). Tuy nhiên, nó có thể yêu cầu
một số quá trình gia công hoặc sử dụng hệ kết mạng đặc biệt.
Tham khảo từ tài liệu
Handbook of Specialty Elastomers, Robert
C. Klingender, CRC Press, 2008, trang 495 - 496
(vtp-vlab-caosuviet)