Ảnh hưởng của chất độn lên mức kết dính đạt
được chủ yếu là do tác động của chúng lên mô-đun đàn hồi và độ bền xé của hợp
chất cao su. Mức mô-đun đàn hồi cao hơn làm giảm sự khác biệt về độ giãn dài
giữa thành phần sợi dệt và cao su và vì vậy làm giảm sự tập trung sức căng ở bề
mặt phân cách sợi – cao su. Trong khi độ bền xé được cải thiện làm giảm sự tách
cao su khỏi bề mặt sợi dệt và có khuynh hướng chuyển bề mặt hư hỏng ra xa bề mặt
phân cách màng chất kết dính/cao su vào trong thành phần cao su
nền.
Phễu hút túi bột giặt |
Các chất độn white không gia cường, thường
được sử dụng như là chất độn bổ sung để giảm chi phí của sản phẩm cao su. Chúng
không tăng đáng kể độ bền xé và mô-đun của hỗn hợp nên nhìn chung là không tăng
nhiều mức độ kết dính.
Các chất độn silic gia cường tạo thuận lợi
cho sự kết dính. Điều này do các tính chất vật lý của cao su lưu hóa tăng lên,
đặc biệt là độ bền xé và mô-đun. Silica hạt mịn đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc đạt được mức kết dính tối ưu khi được dùng với các hệ kết dính thích
hợp. Mức độ kết dính cao hơn có thể đạt được khi dùng than đen gia cường. Than
đen được sử dụng rộng rãi để cải thiện những tính chất chung của hỗn hợp cao su,
đặc biệt là mô-đun, độ bền xé và mài mòn.
Trong thành phần hỗn hợp cao su, các dầu gia công và các
chất hóa dẻo có ảnh hưởng không tốt đối với sự kết dính. Sự di trú của dầu tới
bề mặt cao su trước khi sử dụng có tác động bất lợi. Trong thực tế, dầu hoặc
chất hóa dẻo có thể di chuyển vào trong lớp màng chất kết dính, vì vậy làm giảm
độ bền kết dính và dẫn đến sự hư hỏng sớm. Kẽm oxyt và stearic acid ảnh hưởng
không đáng kể lên sự kết dính, ngoài những tác động của chúng lên sự hiệu quả
kết mạng.
Tham khảo từ tài liệu The
Application of Textiles in Rubber, David B. Wootton, iSmithers Rapra
Publishing, 2001, trang 116 - 117
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao su bơm chìm hồ xử lý nước thải |