Tiếng
chuông
Đầu
năm đi lễ chùa. Chùa trên núi. Một bên là biển.
Dưới
mái chùa có những chiếc chuông gió.
Tiếng chuông gió vang lên. Bất ngờ như tiếng
hát. Âm thanh vô lượng hòa nhau như tiếng đàn.
Ngày đầu năm, gió rung chuông theo cách khác.
Tiếng chuông có màu xanh. Tiếng chuông có hy vọng. Cách rung của gió như cách
của Người.
Gió
đến từ biển xa và gặp chuông. Chuông vang lên khi gặp gió.
Tiếng
reo trong vắt, dịu ngọt mà xuyên qua mọi thứ.
Tiếng
chuông – một thứ tiếng của gió.
Tiếng
gió nhẹ nhàng, từ tốn mà đi đến vô tận.
Tiếng
gió hay tiếng chuông - chậm rãi đi suốt với thời gian.
Có
thể trong đêm thanh vắng, gió cũng đến rung chuông. Rung chuông gọi ai.
Những ngày giông bão, chắc gió
cũng đến rung chuông. Tiếng chuông không bằng tiếng của bão tố.Vậy mà cũng đều là tiếng của
gió.
Nghe
chuông hiểu ngay tánh nết của gió. Lời nói của chuông là tâm trạng của gió hay
của chuông.
Tiếng
chuông là tâm trạng của Người hay quyền năng của Phật.
Lời
của gió là thứ cho đi hay thu về.
Và
chuông không hát
Có
lúc chuông không vang lên.
"Thời
gian" bắt đầu lên tiếng, chứng minh mình có mặt.
Cái
không có lại phô bày cái không có của mình.
“Nơi
im ắng” là một chiếc cầu.
Chiếc
cầu mà con người có thể đi về muôn nơi - trong một không-thời-gian mười phương
tám hướng.
Khoảng
lặng giữa các nốt nhạc, là lúc những tình cảm sâu lắng vỡ oà.
Khoảng trống giữa những tiếng
chuông – dù một giây - để hiểu rằng mọi thứ đều cần sự vắng
mặt.
Tiếng
chuông, tiếng gió
Tiếng
chuông hãy đến với người thương. Người nhớ đường về.
Âm
thanh khuấy động mọi thứ không còn sống. Sự sống trở lại.
Tiếng
gió rung lên những điều thầm kín - những thứ ở thật gần – và sẽ sống lại.
Tiếng
chuông là một bài thơ âm thanh.
Kinh của Phật. Tiếng
gió kẻ phàm trần.
nguyentuonglinh
31/1/2012