Ngoài hệ kết mạng lưu huỳnh, một vài hệ kết
mạng đặc biệt khác có thể được dùng để kết mạng cao su diene (NR, SBR và
BR).
Cao su diene có thể được kết mạng bởi tác
động của các hợp chất phenolic, như nhựa phenol-formaldehyde (5-10 phr). Cụ thể,
cao su thiên nhiên được kết mạng nhựa có tính biến dạng dư và tính trễ đàn hồi
thấp. Kết mạng nhựa SBR và BR mang lại tính kháng phát triển vết cắt và mài mòn
tốt. Cao su nitrile được kết mạng nhựa có thời gian mỏi dài và sự hồi phục cao,
trong khi cao su butyl được kết mạng nhựa thể hiện tính kháng ozone và lão hóa
vượt trội. Cao su có hàm lượng diene cao cũng có thể được kết mạng bằng
dinitrosobenzene, bằng sự oxy hóa quinonedioxime, được kết hợp vào trong cao su
cùng với chất kết mạng chì peroxide. Chất kết mạng khác cho cao su diene
là m-phenylenebismaleimide. Nguồn gốc tự do như dicumyl peroxide hoặc
benzothiazyldisulfide (MBTS) thường được sử dụng để khơi mào phản ứng. Nhìn
chung, các chất kết mạng phenolic, benzoquinonedioxime và
m-phenylenebismaleimide được sử dụng khi tính ổn định nhiệt của sản phẩm được
yêu cầu.
Cao su nhiên nhiên có thể được kết mạng bằng
diphenyl methane diisocyanate bị khóa để tạo các liên kết mạng urethane. Chất
kết mạng phân tách thành 2 phân tử quinonedioxime và một phân tử diphenyl
methane diisocyanate. Quinone phản ứng với cao su thông qua nhóm nitroso và hình
thành các liên kết mạng thông qua nhóm diisocyanate. NR hình thành các liên kết
mạng urethane được đặc trưng bởi tính kháng lão hóa rất tốt và tính kháng sự đảo
ngược nổi bật.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Curing Systems, R. N.
Datta, Smithers Rapra Press, 2002,
trang 30 – 31
(vtp-vlab-caosuviet)Trục cao su cắm cước làm
sạch bề mặt gỗ của Cao Su Việt |
Trục chà nhám | Trục cao su máy chà nhám thùng |