Vietrubber - Trục cao su trong máy in |
Bên cạnh than đen, silica là
chất độn thông dụng cho các vật liệu đàn hồi. Có rất nhiều loại chất độn silica
khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng biệt khi được độn vào cao su. Sự phân
loại chất độn chủ yếu dựa vào nguồn gốc và kích thước hạt. Dựa trên nguồn gốc,
silica được phân thành hai loại là silica tự nhiên và silica tổng hợp, lần lượt
tương ứng với dạng tinh thể và dạng vô định hình.
Chất độn silica loại tự nhiên
gồm thạch anh, diatomite, … được gọi tên theo nguồn gốc địa lý và địa chất. Ví
dụ, loại được gọi “tripoli” là thạch anh được khai khoáng chủ yếu ở nam
Illinois, Mỹ. Neuberg silica, hay SillitinTM, có nguồn gốc từ khoáng
chất của thạnh anh và kaolanh ở Đức. Do kích thước hạt lớn (1 – 10 μm), loại tự
nhiên này được dùng làm chất độn bổ sung cho các hỗn hợp vật liệu đàn hồi, hỗ
trợ gia công một phần và tạo sự trong suốt cho
silicone.
Trong loại tổng hợp, sự gia
cường cao su để nâng cao tính kháng mài mòn và độ bền kéo xé chỉ đạt được khi
dùng silica được kết tủa hoặc hun khói với đường kính hạt dưới 0.040 μm. Loại
kích thước hạt lớn hơn (trên 0.040 μm) chủ yếu hỗ trợ gia công, tạo bề mặt ép
đùn nhẵn khi phối trộn hỗn hợp. Trong đó, silica có kích thước hạt lớn nhất (0.1
μm) là loại nung trong lò, thỉnh thoảng được gọi là microsilica, chỉ được dùng
như chất độn bổ sung vào. Nó được hình thành như sản phẩm phụ trong quá trình
sản xuất hợp kim sắt-silicon. Silica hun khói, được tạo thành bởi quá trình
nhiệt có kích thước hạt nhỏ nhất (0.005-0.02 μm) và vì vậy nó tạo mức gia cường
cao nhất. Chúng được sản xuất bằng quá trình thủy phân nhiệt độ cao silicon
tetrachloride, tạo thành silica tinh khiết với hàm lượng silanol và nước thấp.
Các vấn đề gia công và giá cao làm cho thị trường silica hun khói cho silicone
và các vật liệu đàn hồi đặc biệt khác bị hạn chế.
Tham khảo từ tài liệu Compounding Precipitated Silica in
Elastomers, Norman Hewitt, William Andrew, 2007, trang 1 – 2
(vtp-vlab-caosuviet)
Sản phẩm cao su kỹ thuật - Trục PU in flexo |