Vietrubber - Sản phẩm trục cao su |
Sự giãn nở, co rút vì nhiệt là một đặc trưng
của tất cả vật liệu, trong đó có cao su. Kiểm soát chặt chẽ sự co rút của sản
phẩm cao su trong sản xuất là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến kích thước yêu
cầu của sản phẩm. Sự co rút phụ thuộc trước hết vào loại cao su và thành phần
phối trộn được sử dụng, trong đó có chất độn.
Có một số báo cáo về ảnh hưởng của chất độn
lên sự co rút của nhựa, sự co rút phụ thuộc nồng độ chất độn. Sự co rút của nhựa
polypropylen có thể được giảm một nửa bằng cách kết hợp với mica. Sự co rút thậm
chí được giảm hiệu quả hơn bằng sợi thủy tinh. Ví dụ, sự co rút là 0.28% cho 40%
sợi thủy tinh và 0.96% cho 40% mica trong polypropylene. Nếu yêu cầu kết hợp
giảm co rút với giảm cong vênh, sự kết hợp của mica với sợi thủy tinh tạo nên
kết quả tốt hơn so với sử dụng một mình sợi thủy
tinh.
Ngoài ra, chất độn còn giúp sản phẩm thể
hiện tính không đẳng hướng khi co rút. Ví dụ, nhựa polypropylene không độn
(RTP100) có sự khác biệt rất lớn giữa sự co rút theo chiều dọc và theo chiều
ngang. Tuy nhiên, polypropylene chứa 40% calcium carbonate có sự co rút tương tự
ở cả hai hướng và thấp hơn so với trường hợp không
độn.
Đối với cao su, tăng hàm lượng than đen góp phần làm
giảm hệ số giãn nở nhiệt của sản phẩm cao su tạo thành. Ví dụ, cao su
polyisoprene không độn có hệ số giãn nở nhiệt là 2.2x10-4; trong khi
cao su polyisoprene được độn than đen 30 phr có hệ số giãn nở nhiệt còn
1.9x10-4.
Tham khảo từ tài liệu Handbook of Fillers, George Wypych,
ChemTec, 1999, trang 444 - 447
(vtp-vlab-caosuviet)
Trục cao su - Trục đàn được bọc mới |