Vietrubber - Đệm teflon kháng hóa chất |
Một phần lớn fluoroelastomer
được sản xuất tạo thành o-ring, được sử dụng như đệm làm kín trong nhiều ngành
công nghiệp: ô tô, hàng không, các quá trình và vận chuyển hóa chất, dầu và khí,
thực phẩm và dược phẩm và công nghiệp sản xuất bán dẫn. Hỗn hợp dipolymer
VDF/HFP được kết mạng bisphenol thỏa mãn phần lớn các ứng dụng o-ring. Những hỗn
hợp này thể hiện đặc tính làm kín trong một khoảng rộng nhiệt độ, từ khoảng
-20oC tới 250oC và kháng với nhiều lưu chất. Trong trường
hợp các lưu chất phân cực, các hỗn hợp fluoroelastomer VDF/HFP/TFE với hàm lượng
fluorine cao được sử dụng, do chúng không trương nở nhiều như các hỗn hợp
dipolymer. Fluoroelastomer kết mạng peroxide được sử dụng trong các môi trường
nước nóng. Polymer VDF/PMVE/TFE tạo nên tính năng làm kín tốt hơn ở nhiệt độ
thấp cũng như tính kháng lưu chất rất tốt ở nhiệt độ cao. Đối với các môi trường
tấn công mạnh, o-ring từ các polymer đặc biệt (fluoroelastomer TFE/PMVE, TFE/P
và E/TFE/PMVE FEPMs) được sử dụng.
Các thử nghiệm đo biến dạng dư
sau khi nén thường được sử dụng như là thước đo tính năng làm kín của o-ring.
Các thông số kỹ thuật của o-ring luôn yêu cầu biến dạng dư sau khi nén ít hơn
20% cho các thử nghiệm ở 200oC trong không khí lên tới 70 giờ. Hầu
hết các hệ kết mạng fluoroelastomer tạo nên các liên kết mạng ổn định dưới những
điều kiện tiếp xúc này. Tuy nhiên, các thử nghiệm biến dạng dư sau khi nén trong
lưu chất sẽ mô phỏng chính xác hơn điều kiện làm việc thực tế, nhưng thử nghiệm
cũng phức tạp hơn rất nhiều. Sự trương nở nhỏ bởi lưu chất (ít hơn 10%) thực sự
có thể cải thiện tính năng làm kín của o-ring. Tuy nhiên, sự trương nở cao (trên
20%) có thể dẫn đến mất đi lực làm kín hoặc đẩy o-ring đã trương nở khỏi
rãnh.
Tham khảo từ tài liệu Fluoroelastomers Handbook: The Definitive User's Guide
and Databook, Albert L. Moore, William Andrew, 2006, trang 243 -
245
(vtp-vlab-caosuviet)
Sản phẩm cao su - Đệm silicone chịu nhiệt |