Trục corona trong ngành in bao bì |
Mài mòn là hiện tượng mất dần
vật liệu trên bề mặt chà xát của vật rắn do tác động kết hợp của một vài yếu tố,
gồm cơ, nhiệt, hóa và điện, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục kích thước và
hình dạng của bề mặt rắn. Mài mòn là một hiện tượng bề mặt nên các vết nứt gãy
bên trong hoặc hư hỏng do mỏi không được phân loại là hiện tượng mài mòn. Mài
mòn xảy ra trên bề mặt chà xát của vật rắn, có tồn tại chuyển động tương đối ở
bề mặt tiếp xúc. Do đó, sự ăn mòn và lão hóa bề mặt cao su do các phản ứng hóa
học (như oxy hóa khử) cũng không được phân loại là hiện tượng mài
mòn.
Một quá trình mài mòn trải qua
3 giai đoạn đặc trưng cơ bản sau:
(1) Giai đoạn mài mòn không ổn
định: trên 2 bề mặt chà xát chịu mài mòn, chiều cao của các chỗ lồi lõm không
đồng đều, diện tích tiếp xúc thực của 2 bề mặt là rất nhỏ. Vì vậy, trước khi
hoạt động ổn định cần một khoảng thời gian để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
thực này. Trong giai đoạn này, vận tốc mài mòn tăng khá nhanh lúc ban đầu và
giảm chậm từ từ sau đó đến khi đạt được giai đoạn mài mòn ổn
định.
(2) Giai đoạn mài mòn ổn định:
trong giai đoạn này, vận tốc mài mòn hầu như không đổi và bề mặt ma sát bị mòn
đi ít.
(3) Giai đoạn mài mòn bất thường: sau
khi chi tiết hoạt động trong thời gian dài, tính năng vật liệu giảm xuống, sự
bôi trơn kém hơn. Kết quả là vận tốc mài mòn tăng lên, sự rung động thường xảy
ra, nhiệt độ của bề mặt ma sát tăng nhanh. Cuối cùng, chi tiết chịu mài mòn hoàn
toàn hư hỏng.