Cao su butyl (IIR) là
copolymer của isobutylene và một lượng nhỏ
isoprene.
Cao su butyl được phát minh
vào năm 1937 và được thương mại lần đầu tiên vào năm 1943. Đặc trưng cơ bản của
cao su butyl là tính không thấm khí rất tốt, được dùng như một lớp ngăn không
khí và tính chịu mỏi do uốn dẻo tốt. Những tính chất này là do mức không bão hòa
thấp giữa các đoạn chuỗi polyisobutylene. Lớp lót trong của lốp xe là ứng dụng
đầu tiên và quan trọng nhất của cao su butyl.
Ảnh trừu tượng - Gioăng đệm Cao Su Việt |
Sự phát triển của cao su butyl
halogen hóa bắt đầu trong những năm 1950. Những polymer này tăng tính hữu dụng
và phổ biến của cao su butyl bởi vận tốc kết mạng nhanh hơn và tính phân cực
tăng. Điều này cho phép sự đồng lưu hóa với các vật liệu đàn hồi khác như cao su
thiên nhiên (NR), cao su butadiene (BR) và cao su styrene butadiene (SBR) trong
các hỗn hợp dùng làm lốp xe. Tính chất kết mạng tốt hơn không ảnh hưởng đến tính
thấm khí và tính mỏi, vì vậy cho phép phát triển các loại lốp xe bền hơn, trong
đó lớp ngăn không khí là lớp lót trong liên kết hóa học với lớp khung. Hiện tại,
lớp lót trong lốp xe cũng là ứng dụng quan trọng nhất của cao su halobutyl. Cả
cao su chlorobutyl (CIIR) và bromobutyl (BIIR) đều đã được sử dụng thương
mại.
Ngoài ứng dụng lốp xe, tính
không thấm khí tốt của vật liệu đàn hồi từ isobutylene; tính kháng với sự phân
hủy do tia cực tím, quá trình oxy hóa và ozone, tính ổn định nhiệt làm cho cao
su butyl được lựa chọn làm các nút đậy trong lĩnh vực hóa dược, đệm làm kín
trong lĩnh vực xây dựng, ống, đệm chống rung và các sản phẩm cơ
khí.