Ảnh trừu tượng về ống cao su |
Ngoài thành phần cao su, bột
cao su lưu hóa còn chứa một lượng lớn chất độn như than đen, silica, calcium
carbonate và đất sét. Vì vậy, bột cao su có thể được dùng như chất độn trong hỗn
hợp cao su mới. Ở mức độn thấp (tới 50 phr), tác động của việc thêm bột cao su
lên tính chất cơ lý của cao su lưu hóa là không đáng kể. Khi nhiều hơn một chất
độn (ví dụ, than đen và bột cao su) được sử dụng, chất độn được thêm trước vào
cao su đóng góp nhiều hơn cho tính chất cuối cùng của cao su lưu hóa. Vì vậy,
các chất độn gia cường chính (như than đen) được thêm vào trước để không ảnh
hưởng nhiều đến tính chất cơ lý của cao su lưu hóa.
Ngoài ra, khả năng độn bột cao
su vào hỗn hợp cao su mới tương tự rất dễ dàng. Ví dụ, bột cao su EPDM (120 phr
than đen, 70 phr dầu paraffin, 10 phr factice và 10 phr sáp paraffin) có thể độn
vào hỗn hợp cao su EPDM lên tới mức 400 phr, bột cao su lưu hóa silicone có thể
thêm vào hỗn hợp cao su silicone tới mức độn 60 phr và tương tự cho bột cao su
fluoro là 100 phr.
Nhiều quan sát cho thấy rằng
sự kết hợp một lượng nhỏ bột cao su vào hỗn hợp cao su tạo nên những thuận lợi
gia công như ít giữ khí hơn trong quá trình đúc khuôn (do bột cao su kết mạng
tạo đường dẫn để không khí thoát khỏi chi tiết), khả năng ép đùn tốt hơn và ít
nhăn hơn khi cán tráng. Sự co rút cũng ít hơn cho hỗn hợp chứa bột cao su. Một
vài nghiên cứu cho thấy khả năng gia công của các hỗn hợp cao su làm ta-lông lốp
xe được cải thiện bằng cách kết hợp cao su nghiền.
Tham khảo từ tài liệu Rubber Recycling, Sadhan K. De, Avraam I. Isayev
và Klementina Khait, CRC
Press, 2005
(vtp-vlab-caosuviet)
(vtp-vlab-caosuviet)
Sản phẩm tấm cao su dưới góc nhìn trừu tượng |