Xem phần 1 tại đây
Các
chất sử dụng để phân giải lưu hóa cũng đóng một vài trò quan trọng. Đối với các
mẫu cao su thiên nhiên, chúng được ngâm trong môi trường nước (tiêu biểu là
dung dịch sodium hydroxide). Sau đó, chúng được xử lý hơi nước ở áp suất 150
psi trong 10 tới 15 giờ, cao su được rửa, sấy, nghiền, tạo khối, kéo căng và tạo
thành tấm trên máy cán cao su.
Đối
với cao su tổng hợp, các chất tái sinh cao su lưu hóa được phân loại thành nhiều
nhóm khác nhau như: phenol alkyl sulfide và disulfide, mercaptan no và thơm, amino
và hợp chất chưa bão hòa.
Nhóm
đầu tiên (sulfide và disulfide) là các chất tái sinh hiệu quả nhất. Chúng được
sử dụng từ sớm, đặc biệt cho SBR và vẫn được sử dụng ngày nay cho các quá trình
phân giải lưu hóa. Mặc dù chúng không loại bỏ lưu huỳnh từ cao su lưu hóa,
chúng có thể xúc tác bẻ gãy oxy hóa chuỗi polymer cũng như các liên kết mạng
lưu huỳnh, phục hồi lại tính dẻo cho cao su lưu hóa. Với sự xuất hiện của oxy,
tác động của chúng cho SBR là rất tốt.
Các
mercaptan không quá hiệu quả. Các mercaptan thơm hiệu quả hơn các mercaptan no,
đặc biệt nếu nhóm phenyl được thay thế bằng nhóm naphthalene.
Các
hợp chất amino rất hiệu quả, không phụ thuộc vào sự xuất hiện của oxy. Những chất
này đặc biệt hiệu quả cho neoprene và nitrile vì chúng làm chậm quá trình cứng
do nhiệt thường xảy ra ở những polymer này.
Các
hợp chất không bão hòa hầu hết là indenes, dicyclopentadienes, coumarones, cặn
dầu mỏ và terpenes. Tất cả chúng hoạt động như chất hóa dẻo hoặc chất làm mềm.
Cơ bản, chúng hoạt động bằng cách trương nở vật liệu tới điểm nứt gãy liên kết.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber
Recycling, Sadhan K. De, Avraam I. Isayev và Klementina Khait, CRC Press, 2005
(vtp-vlab-caosuviet)