Trong
thời gian gần đây, sự phối trộn hỗn hợp các loại cao su có những tiến bộ nhất định.
Đặc biệt là hỗn hợp các loại cao su EPDM có thành phần cao su hoặc khối lượng
phân tử trung bình khác nhau. Các hỗn hợp này được thiết kế để cân bằng các
tính chất nhớt đàn hồi như tốc độ ép đùn, kết dính với các tính chất cơ lý như
độ bền kéo xé.
Các
hỗn hợp cao su EPDM có mạng lưới lưu hóa không đồng nhất có tác động mạnh lên độ
bền kéo và độ giãn dài. Những mạng lưới hỗn hợp này có mật độ vị trí kết mạng (diene,
5-ethylidene-2-norbornene) khác nhau trong các thành phần của hỗn hợp. Điều này
dẫn tới sự tăng ở cả độ giãn dài cũng như độ bền kéo ở độ giãn dài cao khi so
sánh với cao su lưu hóa có độ nhớt tương tự có mạng lưới đồng đều. Ngoài ra, sự
tăng trong mô-đun kéo ở độ giãn dài cao là không tuyến tính. Sự không tuyến
tính này là do sự biến dạng của mạng lưới ở độ giãn dài cao, chúng liên tục sắp
xếp lại ứng suất trong quá trình giãn dài, tới thành phần kết mạng ít của hỗn hợp
sao cho phù hợp nhất với sức căng.
Ví
dụ, các hỗn hợp EPDM của thành phần A và các lượng khác nhau của thành phần B.
Cả hai polymer đều vô định hình, các thành phần A khác biệt trong khối lượng
phân tử và chứa diene có thể lưu hóa xấp xỉ 3%, thành phần B có lượng diene thấp
hơn, khoảng 0.7% diene. Kết quả là trong tất cả trường hợp, khi thành phần B <25% hỗn hợp, độ bền kéo của
hỗn hợp luôn cao hơn so với chỉ dùng thành phần A, mặc dù mức độ kết mạng trong
hỗn hợp thì thấp hơn.
Tham khảo từ tài liệu
The Sciene and Technology of Rubber, James
E. Mark, Burak Erman và Frederick R. Eirich, Elsevier Academic Press, 2005, trang 532 – 536
(vtp-vlab-caosuviet)