Than
đen được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể phân loại than đen theo mức
kháng mài mòn của chúng như than đen lò đốt kháng mài mòn cực tốt (super abrasion furnace SAF), than đen lò đốt kháng
mài mòn cực tốt mức trung bình (intermediate super
abrasion furnace ISAF), và than đen lò đốt kháng mài mòn cao (high abrasion furnace HAF). Tốc độ ép đùn là một
tiêu chí khác để phân loại than đen, như than đen lò đốt ép đùn nhanh (fast extrusion furnace FEF) và than đen lò đốt loại
thường (general purpose furnace GPF).
Một cách phân loại khác, phân loại theo ASTM dựa vào
quá trình sản xuất, cấu trúc và diện tích bề mặt. Mỗi loại than đen dùng cho
cao su được chỉ định một tên gọi theo ASTM, như N339, N660. Chữ cái đầu tiên ghi
nhận tác động của than đen lên vận tốc kết mạng của một hỗn hợp cao su. Chữ “N”
ghi nhận vận tốc kết mạng bình thường của furnace blacks. Chữ “S” được sử dụng
cho channel blacks hoặc cho furnace blacks đã biến tính (oxy hóa) để giảm vận tốc
kết mạng cao su. Chữ số đầu tiên sau chữ cái, tượng trưng cho diện tích bề mặt
trung bình của than đen được đo bằng cách hấp phụ nitơ, số càng nhỏ thì diện
tích bề mặt càng lớn. Ví dụ, “0” tượng trưng cho diện tích bề mặt lớn hơn 150 m2/g,
và “1” là từ 121 tới 150 m2/g. Các số còn lại trong tên gọi được đặt
ngẫu nhiên.
Trong
các ứng dụng lốp xe, các hạt than đen mịn trong dãy từ 100 tới 200, loại SAF hoặc
ISAF, được sử dụng chủ yếu trong nguyên liệu làm ta-lông lốp xe tải để tăng tối
đa tính kháng mài mòn. Ta-lông lốp xe khách chủ yếu dùng than đen trong dãy 300,
loại HAF, tiêu biểu là N339 hoặc N343. Nguyên liệu cao su butyl dùng làm lớp
lót trong có thể sử dụng than đen N660 (GPF) ở mức độn cao để đạt được tính
không thấm khí tốt và sự gia công dễ dàng.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Technologist’s Handbook, Sadhan
K. De và Jim R. White, Smithers
Rapra Technology, 2001, trang
141 và ASTM D1765 – 04.
(vtp-vlab-caosuviet)