Các
thông số hoạt động như nhiệt độ, thời gian và áp suất ảnh hưởng nhiều đến tính
chất của chi tiết TPU tạo thành. Dưới điều kiện gia công, hỗn hợp nóng chảy đồng
thể có màu trắng nhạt tới màu be. Nhiệt độ khoang ép khác biệt tùy theo loại
TPUs, biến thiên từ 177oC tới 232oC. Áp suất tiêm trong
khoảng 41 – 103 MPa là phù hợp cho hầu hết chi tiết được làm từ TPUs. Nhiệt độ
khuôn tối ưu khác biệt theo bề dày của chi tiết và độ cứng của TPU gia công. Các
chi tiết càng dày yêu cầu nhiệt độ khuôn thấp hơn để làm nguội nhựa hiệu quả. Nhiệt
độ khuôn từ 10 – 66oC. Nhiệt độ khuôn chính xác đảm bảo thoát khuôn
chi tiết tốt. Tốc độ trục vít từ 20 – 80 rpm, trong đó thích hợp từ 20 – 40 rpm
để tạo lực trượt thấp khi gia công TPUs.
Có
thể kết dính các chi tiết kim loại bằng thép, nhôm, đồng thau, kẽm với TPU bằng
cách đúc khuôn chúng với TPUs. Nhìn chung chỉ cần làm sạch dầu mỡ chi tiết kim
loại, phủ chất kết dính lên bề mặt của chúng và gia nhiệt tới 104oC
– 121oC và đặt vào khuôn. Thông thường, các chất kết dính loại
polyurethane hoạt động rất tốt.
Các
phần thừa TPU như rãnh rót, đường chạy có thể được nghiền và sử dụng lại. Mặc
dù lên tới 100% phần nghiền đã được sử dụng lại thành công nhưng thông thường
lượng tối đa là 20% được phối trộn với TPU ban đầu để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm. Phần TPU nghiền được làm sạch và sấy ở 82oC – 110oC
trong 1 – 3 giờ, sau đó chúng được trộn đều với TPU ban đầu trước khi gia công
tạo thành sản phẩm. Tránh sử dụng lại TPU nghiền khi màu sắc và cơ tính như độ
bền va đập, độ chịu tải được yêu cầu nghiêm ngặt.
Tham khảo từ tài liệu
Handbook of Thermoplastic Elastomers, Jiri
George Drobny, William Andrew, 2007, trang 227 - 228
(vtp-vlab-caosuviet)