Ngoài
việc phối trộn thông thường vật liệu đàn hồi với các thành phần khác như chất độn,
hệ kết mạng, chất phụ gia với lượng thích hợp. Các yếu tố khác phải được xem
xét đến trong hỗn hợp các vật liệu đàn hồi như tỷ lệ polymer, quá trình gia
công, … vì hầu như luôn có nhiều pha polymer xuất hiện trong hỗn hợp.
Tỷ
lệ polymer, hay lượng tương đối của mỗi vật liệu đàn hồi, thường được quyết định
bởi tính chất của sản phẩm mong muốn. Tỷ lệ polymer có ảnh hưởng đến cấu trúc của
các pha đàn hồi. Cấu trúc pha đơn giản nhất khi một pha đàn hồi được phân tán
trong một pha khác, hoặc cả hai pha là liên tục.
Kiểm
soát kích thước pha cũng quan trọng. Rõ ràng điều kiện gia công hỗn hợp có ảnh
hưởng chính đến kích thước pha. Nhìn chung, lực trượt khi cán trộn càng cao thì
kích thước pha càng nhỏ. Thời gian cán trộn thường được giới hạn để đạt được mức
cán trộn tối ưu trước khi kích thước pha tăng trở lại cũng như phải xem xét đến
tính kinh tế và nhiệt độ mẻ trộn không quá cao.
Sức
căng bề mặt của pha cao su cũng ảnh hưởng đến kích thước pha. Dưới một chế độ
trượt nhất định, sức căng bề mặt càng thấp, kích thước pha càng nhỏ. Các loại
cao su không phân cực như cao su thiên nhiên (cis-l,4-polyisoprene); cis-1,4-polybutadiene
(BR) và polybutadiene-co-styrene (SBR) có thông số hòa tan tương tự nhau nên sức
căng bề mặt thấp, không gặp nhiều khó khăn khi trộn chúng tạo thành hỗn hợp.
Khi có sự khác biệt lớn trong thông số hòa tan của 2 vật liệu đàn hồi, sức căng
bề mặt cao và kích thước pha sẽ lớn. Tiêu biểu là hỗn hợp của cao su thiên
nhiên và cao su nitrile (NBR). Sức căng bề mặt cũng tác động đến tính dính và
liên kết mạng ở bề mặt giữa hai pha vật liệu đàn hồi. Sức căng bề mặt cao làm
cho sự trộn lẫn hai pha ở bề mặt phân pha rất ít, liên kết mạng giữa hai pha giảm
xuống.
Tham khảo từ tài liệu
Blends of Natural Rubber: Novel Techniques
for Blending with Specialty Polymers, Andrew J. Tinker và
Kevin P. Jones, Springer, 1998, trang 2 – 4
(vtp-vlab-caosuviet)