Ống nhún silicone che bụi
|
Bọt liền da gồm bọt da bên ngoài có khối lượng riêng cao và bọt lõi khối lượng riêng thấp, như cấu trúc sandwich. Trong quá khứ, chất tạo bọt cho bọt liền da là CFC-11. Hiện tại, thay thế cho nó là các chất tạo bọt vật lý gồm hydrofluorocarbons (HFCs) và các chất tạo bọt đẳng phí vì dễ gia công hơn và hiệu quả tạo bọt tốt hơn. Các hydrocarbon C5 không được đề nghị để tạo các loại bọt liền da vì tính tương thích kém với các hệ tạo bọt. Ngoài ra, mặc dù trong một vài tài liệu kỹ thuật nước được sử dụng làm chất tạo bọt nhưng thực tế không sử dụng nước vì nó tạo thành lớp da mỏng.
Bọt liền da, cả dẻo và cứng, có thể được tạo thành bởi quy trình đúc khuôn hở hoặc bởi quy trình tiêm phản ứng (RIM), như được mô tả bên dưới.
Quy trình đúc khuôn hở. Một hệ tạo bọt gồm hai thành phần có khả năng phản ứng được trộn lẫn và rót vào khuôn hở và khuôn được đóng ngay lập tức để cho phép giãn nở bọt và kết mạng. Máy tạo bọt là loại máy phân tán trượt cao, áp suất thấp. Quy trình này được dùng làm các chi tiết ô tô như nắp đậy cốp xe, cái đỡ tay, cái đỡ đầu, chỗ ngồi cho trẻ em, chỗ ngồi mô tô, đế giày và nệm.
Quy trình đúc khuôn kín (Quy trình RIM). Một hệ tạo bọt gồm hai thành phần có khả năng phản ứng được tiêm vào trong một khuôn kín đi qua máy trộn va chạm áp suất cao. Quy trình này phù hợp cho sản xuất các chi tiết ô tô mỏng và lớn như lớp phủ bộ phận hãm xung, cản không khí, nắp đậy khoang chứa đồ đạc và lớp phủ bánh lái.
Do cấu trúc của nó nên bọt liền da có độ cứng hơn bọt thông thường. Ngoài ra, áp suất của quy trình đúc khuôn RIM cho bọt PU thấp hơn so với cho nhựa nhiệt dẻo (polypropylene và polystyrene). Điều này cho phép sử dụng khuôn khối lượng nhẹ, đơn giản và thiết bị có kích thước nhỏ, vì vậy chi phí đầu tư thấp.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane and Related Foams, Kaneyoshi Ashida, CRC - Taylor & Francis, 2006, trang 75 - 78
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao su kỹ thuật - Cao su giảm chấn 6 cánh
|