Dây cuaroa kéo bao bì máy đóng gói |
Copolymer của butadiene và nitrile là loại
cao su được sử dụng rộng rãi nhất, chúng kháng dầu và dung môi. Hàm lượng
acrylonitrile w có thể thay đổi từ 10 tới 40%. Hàm lượng acrylonitrile w càng
cao, Tg càng cao, dẫn đến tính kháng nhiệt độ thấp kém hơn, nhưng tính kháng với
môi trường tốt hơn. Cao su này được sản xuất bởi sự polymer hóa nhũ tương của
butadiene và acrylonitrile. Butadiene-acrylonitrile là vật liệu đàn hồi không
kết tinh tiêu biểu nên tính kháng nhiệt độ thấp của chúng được xác định hoàn
toàn bởi sự chuyển thủy tinh. Chỉ các loại cao su có hàm lượng acrylonitrile w
< 20%, ví dụ SKN-18, được xem là kháng nhiệt độ thấp.
Để giảm Tg và tăng tính kháng nhiệt độ thấp
của những cao su này, các chất hóa dẻo được thêm vào. Tuy nhiên, khá khó để tạo
thành các loại cao su có tính kháng nhiệt độ thấp dưới -60oC. Để đạt
được tính kháng nhiệt độ thấp tốt hơn (kết hợp với tính kháng dầu tốt), các phụ
gia styrene-butadiene được thêm vào các hỗn hợp butadiene-acrylonitrile. Tuy
nhiên, chất hóa dẻo trong các loại cao su butadiene-acrylonitrile rất dễ di trú
ra bề mặt và bị rửa trôi. Kết quả là tính kháng nhiệt độ thấp trong thời gian
dài của cao su này suy giảm.
Lưu hóa với lượng lưu huỳnh thấp,
tetramethyl thiuram disulphide và peroxide, cũng như thêm vào các chất độn hoạt
tính thấp (không nhiều hơn 60 phần khối lượng) dẫn đến sự cải thiện tính kháng
nhiệt độ thấp. Việc thêm vào ceolite như chất độn cũng cải thiện tính kháng
nhiệt độ thấp.
Trong những năm gần đây, loại cao su
butadiene-acrylonitrile hydro hóa được sử dụng tăng nhanh. Do tính không bão hóa
thấp, tính kháng lão hóa của chúng vượt đáng kể tính kháng của các loại cao su
butadiene-acrylonitrile thông thường. Tuy nhiên, không có dữ liệu có tính hệ
thống về tính kháng nhiệt độ thấp của những vật liệu đàn hồi này.
Tham khảo từ tài liệu Low-Temperature Behaviour of
Elastomers, M.F. Bukhina, S.K. Kurlyand, CRC Press, 2007, trang 139 -
140