Dây cuaroa răng kéo dây điện |
Đặc trưng nổi bật của bọt polyisocyanurate
là tính kháng cháy của nó so với bọt urethane. Tính kháng cháy của bọt liên quan
tới hàm lượng liên kết isocyanurate (% trimer). Hàm lượng trimer cao hơn, tính
dễ cháy của bọt giảm đáng kể nhưng tính dễ vỡ vụn tăng tới mức không chấp nhận
được, khối lượng mất hơn 30%. Ngược lại, bọt có hàm lượng trimer thấp, dễ cháy
hơn nhưng khối lượng mất đi do tính dễ vỡ vụn giảm.
Tính kháng cháy của bọt tạo từ TDI và
diphenylmethane diisocyanate (MDI) có sự khác biệt rõ ràng. Bọt tạo từ MDI ở tỷ
số đương lượng cao, thời gian cháy xuyên qua khoảng 2000 giây (khoảng 33 phút).
Ngược lại, thời gian cháy xuyên qua của bọt tạo từ prepolymer TDI là khoảng 20
giây ở tất cả tỷ số đương lượng NCO/OH. Các lý do cho tính kháng cháy kém là (a)
sự cyclotrimerizate hóa bị làm chậm bởi cản trở hình học của nhóm ortho methyl
của TDI và ngoài ra (b) monomer TDI bị phân hủy bởi nhiệt và kích động ngay lập
tức sau đó trong không khí, vì nhiệt phân hủy liên kết urethane từ TDI bắt đầu ở
khoảng 150oC, cao hơn nhiệt độ bốc cháy vốn có của TDI
(132oC). Vì vậy, chỉ MDI dạng polymer được sử dụng để tạo bọt
polyisocyanurate.
Tác động của số nhóm chức polyol polyether lên thời gian
cháy xuyên qua cũng được nghiên cứu ở các tỷ số đương lượng NCO/OH khác nhau.
Các triol polyether được sử dụng, như TG-260 (khối lượng đương lượng OH: 86.7)
và glycerol (khối lượng đương lượng OH: 30.7) tạo nên tính kháng cháy tương đối
kém hơn các polyol có nhiều nhóm chức hơn với khối lượng đương lượng trong dãy
115 tới 130.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane and Related
Foams, Kaneyoshi Ashida, CRC - Taylor &
Francis, 2006, trang 104 - 109