Hỗn
hợp các vật liệu đàn hồi rất quan trọng về mặt kỹ thuật, cho phép người dùng đạt
được hỗn hợp có những tính chất hóa học, vật lý và gia công thuận lợi, không thể
đạt được từ một vật liệu đàn hồi thương mại. Nghiên cứu về hỗn hợp các vật liệu
đàn hồi tập trung vào sự lựa chọn các vật liệu đàn hồi riêng rẻ để tạo thành hỗn
hợp đạt được các tính chất mong muốn.
Một
trong những cách hiệu quả để biến tính vật liệu đàn hồi là thay đổi thành phần
và cấu trúc phân tử mạch polymer. Cách này thường dùng với các copolymer (SBR,
EPDM) bằng cách tạo thành các block copolymer, graft copolymer. Tuy nhiên, sự
thay đổi cấu trúc phân tử bị giới hạn bởi các kỹ thuật tổng hợp và tính kinh tế.
Ngược lại, một số vật liệu đàn hồi có thể trộn với nhau dễ dàng để tạo thành các
hỗn hợp đạt được các tính chất đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hỗn
hợp các vật liệu đàn hồi được chia thành 2 loại chính. Hỗn hợp trộn lẫn tạo một
pha đàn hồi với mật độ kết mạng và sự phân bố các chất gia cường đồng đều, có
tính chất của các vật liệu đàn hồi riêng rẻ tương quan với khối lượng của chúng.
Ví dụ, các hỗn hợp trộn lẫn gồm các copolymer ethylene-propylene có thành phần
khác nhau. Những hỗn hợp này kết hợp được độ bền kéo cao của polymer bán kết
tinh (hàm lượng ethylene cao) và tính chất
ở nhiệt độ thấp tốt của polymer vô định hình (hàm lượng ethylene thấp). Các hỗn
hợp không trộn lẫn có những thay đổi phức tạp hơn do cấu trúc pha dị thể của hỗn
hợp. Hai pha phân tách thể hiện sự khác biệt trong việc giữ các chất độn, chất
hóa dẻo và mật độ kết mạng.
Tham khảo từ tài liệu
The Sciene and Technology of Rubber, James
E. Mark, Burak Erman và Frederick R. Eirich, Elsevier Academic Press, 2005, trang 529 – 530
(vtp-vlab-caosuviet)