CR
được ưa dùng do kết hợp được nhiều tính chất tốt, khó đạt được với các loại cao
su khác có giá tương tự. Các tính chất nổi bật của CR như sau.
Cao
su lưu hóa polychloroprene có độ bền vật lý tốt, mức bền tương đương với mức bền
của NR, SBR hoặc NBR. Biến dạng dư sau khi nén của CR thấp trong một khoảng rộng
nhiệt độ từ -10 oC tới +145 oC, được dùng trong các đệm
làm kín. Tính kháng mài mòn của CR tương đương NBR.
Trong
các ứng dụng ở nhiệt độ thấp, để duy trì tính đàn hồi, các loại CR có mức kết
tinh thấp phải được sử dụng. Ngoài tác động kết tinh, phải chú ý nhiệt độ chuyển
thủy tinh của polychloroprene, khoảng -40 oC. Các thành phần phối trộn
có thể giảm nhiệt độ chuyển thủy tinh. Các chất hóa dẻo tổng hợp nhiệt độ thấp
cho phép dùng cao su lưu hóa CR xuống tới khoảng -45 oC tới -50 oC.
So
với NBR, CR có tính kháng dầu trung bình, phù hợp với các ứng dụng tiếp xúc dầu
gián đoạn hoặc tiếp xúc với các dầu tấn công ít (như dầu paraffin, dầu
naphthen). CR không kháng được nhiên liệu có hàm lượng aromatic cao. Trong các ứng
dụng tiếp xúc với nước, để hạn chế sự trương nở của cao su CR trong nước, chất
kết mạng chì oxyt phải được sử dụng. CR cũng thể hiện tính kháng tốt với dung dịch
axit và kiềm loãng ở nhiệt độ thấp.
CR
có tính kháng nổi bật với các vi sinh vật trong đất như vi khuẩn, nấm mốc. Vì vậy,
CR thường được dùng bọc dây cáp trong các ứng dụng dưới đất. Tính kháng này có
thể được tăng thêm bằng cách dùng chất diệt nấm hoặc chất hóa dẻo kháng nấm.
Tham khảo từ tài liệu
Handbook of Specialty Elastomers, Robert
C. Klingender, CRC Press, 2008, trang 25 – 29
(vtp-vlab-caosuviet)