Một
số nghiên cứu về tác động của độ cứng bột cao su (nghiền thường, kích thước hạt
1mm) lên tính chất của cao su butadiene không độn và có độn than đen. Độ cứng của
bột cao su khác nhau được tạo thành bằng cách thay đổi hàm lượng chất độn hoặc
lượng chất kết mạng. Người ta nhận thấy rằng tăng độ cứng của bột cao su làm giảm
độ bền kéo và độ giãn dài tại điểm gãy nhưng tăng mô-đun đàn hồi. Sự nứt gãy do
chịu tải kéo bắt đầu từ lỗ trống xung quanh hạt cao su độn trong cao su lưu
hóa.
Một
số kết quả nghiên cứu khác, độn bột cao su lưu hóa SBR và EPDM nghiền đông lạnh
vào cao su tương ứng dẫn đến sự giảm sút tính chất cơ học. Kích thước hạt và
mức độn cao su nghiền càng tăng thì sự giảm sút này càng lớn. Ngoài ra, khi
tăng mức lão hóa bột cao su, sự giảm sút tính chất càng nhiều hơn. Điều này là do
mật độ kết mạng hay độ cứng của các hạt tăng, giúp tách khỏi cao su nền dễ dàng
khi chịu tải kéo. Một nguyên nhân khác làm giảm tính chất cơ lý của cao su lưu
hóa độn bột cao su là lưu huỳnh trong pha cao su phân tán vào trong pha bột,
làm giảm mật độ kết mạng. Ngoài ra, khi cả cao su nghiền và cao su nền có dạng
kết mạng giống nhau (liên kết mạng monosulfide hoặc polysulfide), cao su lưu
hóa tạo thành có độ bền kéo, tuổi thọ uốn dẻo và tính kháng mài mòn tăng.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber
Recycling, Sadhan K. De, Avraam I. Isayev và Klementina Khait, CRC Press, 2005
(vtp-vlab-caosuviet)