Polyurethane
nhiệt dẻo có thể được sử dụng từ -40oC tới 80oC trong thời
gian dài và tới 120oC cho các ứng dụng trong thời gian ngắn hơn.
Nhìn chung, sản phẩm càng cứng thì nhiệt độ dùng thực tế càng cao hơn. Các tính
chất cơ học (như tính đàn hồi, độ cứng) phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ do cấu
trúc pha của TPUs. TPUs loại ester ổn định nhiệt và kháng oxy hóa tốt hơn rất
nhiều so với TPUs loại ether.
Tính
kháng hóa chất của TPUs được khái quát như sau. Tính ổn định thủy phân của TPUs
phụ thuộc vào thành phần diol, tính kháng thủy phân giảm theo thứ tự sau:
polyether > polycaprolactone > polyester. TPUs kháng tốt với xăng và các
nhiên liệu dầu mỏ thông thường. Tuy nhiên, những nhiên liệu chứa rượu và
aromatic gây ra sự trương nở thuận nghịch cho vật liệu TPUs. Các dung môi không
phân cực, như hexane hoặc heptane, thực tế không có tác động lên TPUs. Ngược lại,
hydrocarbon clo hóa và hydrocarbon thơm gây ra sự trương nở nghiêm trọng. Loại
TPUs polyether trương nở nhiều hơn loại polyester. Các dung môi phân cực
(dimethylformamide, tetrahydrofuran, …) hòa tan tốt TPUs. Polyurethane mạch thẳng
mềm được hòa tan trong hỗn hợp của methyl ethyl ketone và acetone, dùng làm chất
kết dính. Polyurethane mạch thẳng cứng hơn được hòa tan và phủ lên vải sợi, da
và các chất nền khác. TPUs nhạy với axit và ba-zơ, thậm chí bị tấn công bởi
axit và ba-zơ loãng ở nhiệt độ phòng.
TPUs
được tổng hợp từ các isocyanate thơm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì giảm
nhanh tính chất cơ học và ngả vàng. Vì vậy, trong các ứng dụng ngoài trời, TPUs
được tổng hợp từ diisocyanate no (như HDI hoặc H12-MDI) và thêm các chất ổn định
UV.
Tham khảo từ tài liệu
Handbook of Thermoplastic Elastomers, Jiri
George Drobny, William Andrew, 2007, trang 222 - 223
(vtp-vlab-caosuviet)