Trong
quá trình lưu hóa cao su ở nhiệt độ cao, ngoài sự hình thành các liên kết mạng
còn diễn ra sự chuyển hóa ngược, bẻ gãy các liên kết mạng lưu huỳnh, làm giảm
sút tính chất cơ lý của cao su lưu hóa, đặc biệt là các sản phẩm lớn, lưu hóa
trong thời gian dài. Một số phụ gia được sử dụng để chống lại sự chuyển hóa ngược
này.
Hỗn
hợp muối kẽm của carboxylic acid no và thơm có thể kháng sự chuyển hóa ngược bằng
cách thúc đẩy sự hình thành các liên kết mạng monosulphide (một nguyên tử lưu
huỳnh). Điều này là do sự hòa tan của nó trong mạng lưới cao su đều và tốt hơn
so với muối kẽm của stearic acid. Các chất dẫn xuất thiophosphoryl như ZBPD tạo
nên sự cải thiện trong tính kháng chuyển hóa ngược khi được thêm vào hệ kết mạng
sulphenamide, cũng là do sự hình thành mạng lưới kết mạng chứa một phần cao hơn
các liên kết mạng monosulphide. Trong khi đó, Perkalink
900, 1,3-bis(citraconimidomethyl)benzene, hoạt
động theo cơ chế bù liên kết mạng. Nó bù cho sự mất đi của các liên kết mạng
polysulphide trong quá trình chuyển hóa ngược thành các liên kết mạng có cấu
trúc carbon-carbon.
Một
số hóa chất còn có các tác động khác. Duralink HTS (hexamethylene-1,6-bis
thiosulphate disodium dihydrate) hình thành các liên kết mạng hỗn hợp gồm
các gốc hexamethylene và sulphide trong quá trình
lưu hóa. Sự xuất hiện của những liên kết mạng này tăng tính kháng chuyển
hóa ngược của mạng lưới và duy trì tính kháng uốn dẻo/mỏi tốt. Chất xúc tiến sulphenimide thương mại, TBSI, tạo
nên sự trễ lưu hóa sớm cùng với vận tốc kết mạng chậm.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Technologist’s Handbook, Sadhan
K. De và Jim R. White, Smithers
Rapra Technology, 2001, trang
193 – 197
(vtp-vlab-caosuviet)