Thiazole
là chất xúc tiến được sử dụng nhiều nhất. Chất xúc tiến quan trọng nhất của
nhóm này là MBT, xuất hiện vào năm 1930 và có tác động lớn lên ngành công nghiệp
cao su. Các chất khác trong nhóm thiazole như MBTS, và muối kẽm, zinc-2-mercaptobenzothiazole (ZMBT), thường được sử dụng
trong công nghiệp latex cao su thiên nhiên. MBT có tốc độ lưu hóa trung
bình, dùng cho cao su có mô-đun tương đối thấp, trong cả NR và vật liệu đàn hồi
tổng hợp. Nó có khuynh hướng lưu hóa sớm trong gia công và tồn trữ hỗn hợp, đặc
biệt là NR. An toàn lưu hóa sớm có thể tăng lên bằng cách thay thế một phần MBT
với MBTS, do MBTS ít có khuynh hướng lưu hóa sớm. Thường sử dụng chất trợ xúc
tiến, ví dụ với guanidine, thiuram disulphide hoặc dithiocarbamate để tăng vận
tốc kết mạng, nhưng phải đổi lại sự an toàn lưu hóa sớm.
Về
chất xúc tiến guanidine, hai loại chính là DPG và di-o-tolyl guanidine (DOTG). Guanidine
tạo nên vận tốc lưu hóa chậm nên hiếm khi được sử dụng như chất xúc tiến chính,
chúng chỉ phù hợp kết mạng các chi tiết có mặt cắt ngang lớn, nhưng là chất xúc
tiến tương đối an toàn về mặt gia công. Ứng dụng chính của chúng là chất trợ
xúc tiến trong các hỗn hợp NR hoặc SBR được xúc tiến bằng thiazole hoặc
suphenamide. Trong các hỗn hợp chứa silica, DPG được sử dụng như chất hoạt hóa
kết mạng, hấp phụ ưu tiên lên bề mặt silica có tính axit, vì vậy tránh sự mất
hoạt tính của hệ kết mạng. Ngoài ra, DPG hỗ trợ cho sự tương thích của hỗn hợp
silica/vật liệu đàn hồi, vì vậy cải thiện sự phân tán và tình trạng gia công.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Technologist’s Handbook, Sadhan
K. De và Jim R. White, Smithers
Rapra Technology, 2001, trang
177 – 178
(vtp-vlab-caosuviet)