Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Sự thay đổi áp suất trong quá trình ép tiêm nhựa nhiệt dẻo


Động lực chính tạo nên dòng chảy của nhựa nhiệt dẻo là áp suất trong ống thủy lực. Theo chiều dòng chảy của vật liệu, có nhiều áp suất khác được thể hiện ở hình bên dưới.
Ta thấy biến thiên áp suất trong ống thủy lực (PH) tương tự với biến thiên áp suất trước đầu trục vít (PSC), có một sự khác biệt tương đối nhỏ giữa chúng do ma sát của ống thủy lực và pit-tông của nó, giữa trục vít và ống. Ma sát có thể làm giảm áp suất tới 10%. Chính do mà sát mà càng về cuối dòng chảy, sự tương tự trong biến thiên áp suất không đều, đặc biệt là sự biến thiên áp suất trong lỗ khuôn. Áp suất trong khuôn (PC2, PC3) giảm khi càng cách xa vòi tiêm, cụ thể áp suất trong lỗ khuôn trong giai đoạn tiêm hoặc giai đoạn giữ áp là không tương tự với áp suất trong hệ thống chạy (pC1) hoặc áp suất trước đầu trục vít (PSC). Có một khoảng thời gian trễ trong việc tăng áp trong lỗ khuôn, càng cách xa rãnh tiêm, thời gian trễ này càng dài. Trong giai đoạn giữ áp, áp suất trong lỗ khuôn giảm từ từ và đạt giá trị 0 khi giai đoạn này kết thúc. Điều này trái ngược với áp suất trước đầu trục vít, giá trị tương đối ổn định trong quá trình giữ áp. Sự giảm áp bên trong lỗ khuôn khi nhựa nhiệt dẻo bắt đầu đóng rắn trong hệ thống chạy hoặc bên trong lỗ khuôn.
Điều này cho thấy rằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo đóng rắn dưới điều kiện áp suất cục bộ khác nhau. Ta cũng thấy nhiệt độ nhựa nóng chảy và nhiệt độ khuôn cũng khác nhau. Vì vậy, trong giai đoạn tiêm và giữ áp, nhiệt độ, áp suất trong hỗn hợp nóng chảy khác biệt theo cả thời gian và vị trí, cả hai thông số này có xu hướng giảm dần. Môi trường xung quanh và cấu tạo riêng của mỗi máy có ảnh hưởng lớn đến vấn đề này. Tuy rằng với cách nói thông thường quá trình ép tiêm được thực hiện ở một áp suất, một nhiệt độ cụ thể nhưng người vận hành máy ép tiêm nên hiểu rằng áp suất và nhiệt độ của hỗn hợp nhựa nóng chảy thay đổi liên tục trong quá trình.
Tham khảo từ tài liệu Injection Molding Machines: A User’s Guide, Friedrich JohannaberHanser Verlag, 2008, trang 31 – 33
(vtp-vlab-caosuviet)