Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Lịch sử phát triển cao su ở Congo (phần 3)


Xem phần 12 tại đây
Lô in offset bằng cao su tổng hợp
Năm 1890, đường sắt bắt đầu được xây dựng ở Matadi. Ba năm sau nó kéo dài thêm 14 dặm. Công trình này cần rất nhiều nhân công, cả người da trắng và người da đen, những cũng phải mất thêm 5 năm nữa để hoàn thành và bắt đầu sử dụng. Leopold II cũng cho đóng các tàu chạy bằng hơi nước để lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt ở Congo. Với cơ sở hạ tầng, hệ thống vận chuyển mới này, nguyên vật liệu có giá trị như ngà voi, cao su được chuyển ra khỏi Congo nhanh hơn rất nhiều.
Các loại cây leo cung cấp hầu hết lượng cao su ở Congo, chúng leo lên thân một cây khác và phát triển theo các nhánh của cây này. Người bản xứ thu cao su từ các vết rạch trên thân cây, vết rạch ngày càng cao dần. Do nhu cầu tăng lên, những loại cây leo như thế nằm gần các khu dân cư cạn kiện dần, người dân phải di chuyển xa hơn, những chuyến đi như thế có thể kéo dài trong vài ngày. Việc mua bán trao đổi các trang sức rẻ tiền không đủ gây thích thú để người dân bản xứ tiếp tục thu hoạch cao su.
Leopold II bắt đầu sử dụng vũ lực để cưỡng ép người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Quân đội tấn công vào các khu dân cư, lấy đi những vật có giá trị, phá hủy nhà ở, giam giữ phụ nữ và trẻ em. Sau đó, họ được chuộc lại bằng một lượng cao su nhất định theo yêu cầu. Quân đội của Leopold II được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, nếu người dân chống đối lại, toàn bộ vùng dân cư đó sẽ bị xóa sạch.
Những câu chuyện ghê rợn này vẫn tiếp tục diễn ra nhưng bắt đầu đã có một số người phát hiện được và tố cáo hoạt động của Leopold II. Đầu tiên là James Washington Williams, một người Mỹ da đen, một người lính, một luật sư và cũng là một người truyền giáo. Ông nổi tiếng là người đấu tranh cho quyền lợi của người da đen ở Mỹ. Với hi vọng người Mỹ da đen sẽ được đối xử tốt hơn ở Congo, năm 1890, ông đã trải qua 6 tháng ở Congo để tìm hiểu cuộc sống ở nơi đây. Khi biết được sự thật, ông vô cùng chán nản và viết thư tố cáo tội ác của Leopold II, và cũng gửi một thư tương tự cho tổng thống Mỹ Harrison, mô tả hành động của Leopold II như là tội ác chống lại loài người. Nhưng sau đó, bằng mối quan hệ rộng rãi, Leopold II đã tìm rất nhiều lý do hạ thấp uy tín của Williams cho đến khi Williams chết vì bệnh lao ở tuổi 41.
Một nỗ lực khác đến từ một nhà truyền giáo người Mỹ, William Henry Sheppard. Ông sống ở Congo cùng thời gian với Williams, ở khu vực xa sông Kasai, khu vực của người Kuba. Năm 1899, ông chứng kiến quân đội của Leopold II đàn áp người dân Kuba. Sheppard bắt đầu viết bài tố cáo trên các tạp chí truyền giáo và về cuộc chiến của người Kuba. Tuy nhiên, tất cả tội ác này được tòa tuyên án dành cho những người lính của Leopold II.
(Còn tiếp)
Tham khảo từ sách Tears of the tree, John Loadman, Oxford University Press, 2005, trang  125 – 131
(vtp-vlab-caosuviet)