Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Lịch sử phát triển cao su ở Congo (phần 2)


Trục kéo giấy máy thành phẩm
Vấn đề đặt ra cho Leopold II lúc này là tìm một người đáng tin cậy để xây dựng cơ sở ở Congo. Người này cũng phải am hiểu về châu Phi và sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần thiết. Và người thích hợp với những yêu cầu trên là Henry Morton Stanley, người đã có 3 năm kinh nghiệm về châu Phi khi đi từ Hồ Tanganyika tới Lualaba và Congo, sau đó tới bờ biển phía tây châu Phi trong chuyến thám hiểm vào năm 1874 để tìm hiểu mối liên quan giữa các con sông Lualaba, Nile, Niger và Congo. Thái độ của Stanley đối với người bản xứ phù hợp với những gì mà Leopold II yêu cầu. Trong chuyến thám hiểm này, Stanley và các người khác trong đoàn được trang bị vũ khí hiện đại và sẵn sàng chiến đấu với sự chống đối của bất cứ bộ lạc nào. Tuy nhiên, lúc cần thiết Stanley cũng có cách tiếp cận khéo léo như truyền bá cho vua Uganda về đạo Cơ đốc giáo.
Tới tháng 6/1878, Stanley đã có cuộc nói chuyện chính thức với Leopold II tại Brussels, Bỉ. Cuộc nói chuyện diễn ra suôn sẻ và Stanley nhấn mạnh rằng bước đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống đường sắt đi vòng qua các thác nước tới bờ biển phía Tây. Sự ủng hộ tài chính của các thương nhân Hà Lan ở cửa sông Congo và các tổ chức tài chính ở châu Âu đã lập nên tổ chức “Comite´ d’Etudes du Haut-Congo” để thực hiện điều này, với điều khoản tổ chức không tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào. Nhưng điều này bị lãng quên nhanh chóng. Tới tháng 8/1878, Stanley đã giành được 1 000 000 dặm vuông đất ở Congo cho Leopold II. Tháng 11/1878, Leopold II thông báo tới các cổ đông của tổ chức rằng toàn bộ số tiền đã được đầu tư và hứa sẽ trả lại số tiền đầu tư ban đầu và các khoản lợi nhuận thu được từ sự làm ăn này. Sau nó, ông giải tán tổ chức “Comite´ d’Etudes du Haut-Congo” và thay thế bằng tổ chức “Association Internationale du Congo” (AIC) với 100% vốn của mình.
Mặc dù tài chính đã vững mạnh, nhưng Leopold cần sự thừa nhận của quốc tế. Tại hội nghị Berlin 1884 – 1885 bàn về đất đai ở châu Phi, nhờ quá trình đàm phán song phương, Leopold II gặp rất ít khó khăn trong việc được thừa nhận những vùng đất mà ông đã giành được. Có hai lý do cho việc này. Đầu tiên, hầu hết các đại biểu không biết nhiều về châu Phi và cho rằng chỉ có thể làm giàu từ thương mại liên quan tới nước. Ngoài ra, họ cho rằng tổ chức của Leopold II, là AIA hoặc AIC, sẽ biến nơi này thành một kiểu thuộc địa quốc tế và một khu vực tự do thương mại lớn.
Cho tới lúc này, hệ thống đường ray vẫn chưa hoàn thành. Nó được dùng chủ yếu để vận chuyển các tài nguyên, khoáng vật của Congo tới bờ biển, như ngà voi, sau đó chuyển chúng ra nước ngoài bằng đường biển.Trong khi đó, cao su chưa được khai thác nhiều, năm 1887, chỉ 30 tấn cao su được xuất khỏi Congo.
(Còn tiếp)
Tham khảo từ sách Tears of the tree, John Loadman, Oxford University Press, 2005, trang  114 – 123
(vtp-vlab-caosuviet)