Vietrubber - Băng cao su tách xương cá |
Ban
đầu, sự lưu hóa được thực hiện bằng cách gia nhiệt lưu huỳnh ở nồng độ 8 phần
trăm khối lượng cao su (phr) trong 5 giờ ở nhiệt độ 140 oC. Sau đó,
việc sử dụng thêm các chất xúc tiến làm giảm thời gian lưu hóa xuống còn vài
phút. Kết quả là hiện tại đa số vật liệu đàn hồi được lưu hóa bằng lưu huỳnh đều
sử dụng chất xúc tiến, ngoại trừ ebonite (sử dụng khoảng 30 phr lưu huỳnh hoặc
hơn, với rất ít hoặc không có chất xúc tiến).
Các
chất xúc tiến hữu cơ không được sử dụng tới năm 1906, khi tác động của aniline
lên sự lưu hóa bằng lưu huỳnh được phát hiện bởi Oenslayer.
Tuy nhiên, aniline quá độc khi dùng trong các sản phẩm cao su. Sản phẩm
ít độc hơn với các chất xúc tiến carbon disulfide,
thiocarbanilide được giới thiệu vào năm 1907. Những phát triển xa hơn dẫn tới
các chất xúc tiến guanidine. Các sản phẩm phản ứng được hình thành giữa carbon
disulfide và aliphatic amines (dithiocarbamates) được sử dụng lần đầu tiên như
chất xúc tiến vào năm 1919. Tuy nhiên, hầu hết các chất xúc tiến
dithiocarbamate có tính kháng lưu hóa sớm ít hoặc không có và vì vậy không thể
được sử dụng trong tất cả ứng dụng.
Các
chất xúc tiến có tác động làm chậm lưu hóa sớm được giới thiệu vào năm 1925 với
sự phát triển của 2-mercaptobenzothiazole (MBT) và
2-mercaptobenzothiazole disulfide (or 2,2´- dithiobisbenzothiazole) (MBTS). Tác
động làm chậm lưu hóa sớm tốt hơn và vận tốc lưu hóa nhanh hơn được thực hiện
vào năm 1937 với sự xuất hiện của chất xúc tiến benzothiazolesulfenamide. Vào
năm 1968, chất ức chế lưu hóa sớm (PVI), N-cyclohexylthiophthalimide
(CTP), xuất hiện. Nó được sử dụng ở nồng độ thấp với các chất xúc tiến
benzothiazole sulfenamide.
Lưu
hóa bằng lưu huỳnh được xúc tiến là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất khi
lưu hóa NR, SBR, BR, IIR, NBR, cao su chloroprene (CR), XIIR và cao su EPDM.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Curing Systems, R.
N. Datta, Smithers Rapra Press, 2002, trang 5 - 7
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao Su Việt - Đệm silicone chịu nhiệt |