Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Kết mạng fluoroelastomer VDF/HFP/(TFE) – Hệ peroxide (phần 1)

Con lăn silicone chịu nhiệt
Con lăn silicone chịu nhiệt
Fluoroelastomer được kết mạng peroxide, phải có các vị trí có khả năng phản ứng với các gốc tự do (thông thường là brom và iod). Các monomer chứa bromine hoặc iodine được kết hợp vào trong mạch polymer hoặc ở các đầu mạch bằng các chất chuyển chuỗi. Ví dụ, cuối những năm 1970, DuPont đã giới thiệu các loại fluoroelastomer được kết mạng peroxide thương mại đầu tiên, chứa khoảng 0.5%-0.9% bromine nhờ monomer 4-bromo-3,3,4,4-tetrafluorobutene (BTFB).
Nhìn chung, loại fluoroelastomer này được sản xuất bằng quá trình polymer hóa nhũ tương liên tục để giảm tối thiểu sự dịch chuyển không mong muốn gốc tự do tới các đơn vị chứa bromine (hoặc iodine) đã được kết hợp, tránh sự phân nhánh chuỗi quá dài. Trong các quy trình dạng mẻ, rất khó khăn để giảm tối thiểu sự phân nhánh này, vì tất cả polymer hình thành được duy trì trong thiết bị phản ứng cho tới khi kết thúc quá trình polymer hóa, vì vậy chúng tiếp xúc, phản ứng các gốc tự do trong thiết bị và tạo nhánh.
Fluoroelastomer được kết mạng với peroxide (hoặc gốc tự do) thể hiện tính kháng với hơi nước, nước nóng và các dung dịch acid tốt hơn fluoroelastomer được kết mạng với bisphenol. Các hỗn hợp được kết mạng với peroxide nhìn chung không chứa nhiều nối đôi chưa bão hòa và các bazơ vô cơ, vì vậy chúng ít nhạy với sự tấn công của các lưu chất chứa nước. Tuy nhiên, các chất kết mạng tạo nên tính ổn định nhiệt thấp hơn các bisphenol.
Tham khảo từ tài liệu Fluoroelastomers Handbook: The Definitive User's Guide and DatabookAlbert L. Moore, William Andrew, 2006, trang 83 – 85
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao su phụ tùng - Phớt cao su thủy lực chịu mài mòn
Cao su phụ tùng - Phớt cao su thủy lực chịu mài mòn