Có
ba loại termonomer chính được sử dụng trong sản xuất EPDM là ethylidene norbornene
(ENB), 1,4 hexadiene (1,4 HD) và dicyclopentadiene (DCPD). Mặc dù mục đích
chính của ba loại termonomer này là thêm các nối đôi không bão hòa vào mạch
chính EPDM, tạo thành các vị trí lưu hóa, nhưng do cấu trúc hóa học của chúng khác
nhau nên cao su EPDM tạo thành bị ảnh hưởng đáng kể.
Loại termonomer được sử dụng
rộng rãi nhất và quan trọng nhất là ethylidene norbornene (ENB). Mặc dù ENB là
loại đắt nhất, nhưng nó dễ kết hợp vào mạch chính EPDM và liên kết đôi thêm vào
được lưu hóa bằng lưu huỳnh dễ dàng nhất. Đặc tính này cũng làm cho EPDM loại
ENB dễ đồng kết mạng với các vật liệu đàn hồi diene khác. Ngoài ra, có thể thay
đổi cấu trúc của EPDM loại ENB là mạch thẳng hoặc phân nhánh tương đối dễ dàng
bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp polymer.
Một loại termonomer khác
là 1,4 hexadiene (1,4 HD). EPDM chứa 1,4 HD có vận tốc kết mạng
chậm hơn ENB nhưng có những tính chất khác nổi bật hơn, tiêu biểu là tính kháng
nhiệt rất tốt. EPDM loại 1,4 HD thường có cấu trúc thẳng và có đặc tính gia
công rất tốt.
Loại termonomer còn lại
là dicyclopentadiene (DCPD). Các ưu điểm chính của DCPD là chi phí thấp của nó
và sự kết hợp tương đối dễ dàng, tương tự với ENB. Tuy nhiên trong 3 loại, EPDM
loại DCPD có vận tốc kết mạng chậm nhất. Tất cả polymer EPDM loại DCPD đều phân
nhánh do khả năng polymer hóa nhẹ của liên kết đôi thứ hai của DCPD. Điều này tạo
nên tính kháng ozon rất tốt cho EPDM loại DCPD và các hỗn hợp cao su diene với
nó.
Tham khảo từ tài liệu
Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999, trang
264 – 265
(vtp-vlab-caosuviet)