Cao
su polysulfide, còn được gọi là cao su Thiokol, được sản xuất bằng cách kết hợp
ethylene (CH2=CH2) với alkaline polysulfide. Nhìn chung, loại
cao su này không có tính đàn hồi tốt, nhưng chúng có tính kháng rất tốt với nhiệt
và hầu hết các dung môi. Có hai loại cao su polysulfide chính là ST và FA.
Loại
ST được tạo thành từ bis(2-chloroethyl)fomal và sodium polysulfide. Loại này có
tính chất ở nhiệt độ thấp tốt, tính kháng rất tốt với các loại dầu và dung môi,
tính kháng với sự thấm khí, ozone, và thời tiết. Do tính chất cơ lý kém nên cao
su phải dùng nhiều chất độn than đen gia cường. Nhiệt độ hoạt động liên tục tối
đa là 100oC và không liên tục lên tới 140oC. Khi sử dụng chất
hóa dẻo thích hợp, loại ST có thể được sử dụng ở nhiệt độ thấp -51°C. Thông thường,
cao su polysulfide ST được trộn với cao su nitrile (NBR) hoặc neoprene để đạt
được sự cân bằng của tính kháng dầu, hóa chất; tính uốn dẻo ở nhiệt độ thấp và
tính chất cơ lý.
Polysulfide
FA được tạo thành bằng phản ứng của hỗn hợp bis(2-chloroethyl)formal và
ethylene dichloride với sodium polysulfide. Loại này có tính kháng trương nở rất
tốt với các dung môi no và thơm, rượu, ketone, ester; tính thấm khí, nước, chất
lỏng hữu cơ thấp; và khả năng uốn dẻo ở nhiệt độ thấp rất tốt. Cao su
polysulfide FA có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng hơn loại ST, từ -45 tới 121°C.
Tính cách điện của cao su polysulfide FA là tốt, nhưng tính kháng cháy của
chúng kém.
Tham khảo từ tài liệu
Mechanical and Corrosion-Resistant Properties
of Plastics and Elastomers, Philip
A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang
323 - 325
(vtp-vlab-caosuviet)