Vật
liệu đàn hồi PU có tính chất cơ lý chung rất tốt nhưng những tính chất này bị ảnh
hưởng lớn bởi nhiệt độ của môi trường sử dụng.
Ở
nhiệt độ cao trên nhiệt độ môi trường, có sự giảm sút tạm thời các tính chất do
các liên kết vật lý trong polymer yếu đi. Ví dụ, độ bền xé của PU ở 70-80oC
chỉ bằng 50% giá trị của chúng ở nhiệt độ phòng, và ở 110oC thì giá
trị độ bền xé giảm còn 20%. Điều này tương tự cho các tính chất khác như độ bền
kéo, tính kháng mài mòn. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, có sự thay đổi không thuận
nghịch trong cấu trúc hóa học của vật liệu đàn hồi PU, cụ thể là sự phân tách các
liên kết polyether và polyester trong mạch chính polyurethane, dẫn đến sự giảm sút
các tính chất từ từ và không phục hồi được. Nhìn chung, vật liệu PU loại polyester
bền hơn loại polyether. Trong thực tế, 80oC là nhiệt độ sử dụng tối
đa cho vật liệu đàn hồi PU trong nhiều ứng dụng.
Môi
trường nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu đàn hồi PU (mô-đun
đàn hồi, độ cứng, độ bền kéo, độ bền xé tăng và tính tưng nảy giảm), nhưng
không xảy ra sự phân hủy cấu trúc hóa học và tác động này là hoàn toàn thuận
nghịch. Do đó, vật liệu PU có thể trở lại trạng thái ban đầu bằng cách gia nhiệt
hoặc tạo nhiệt nội sinh bằng uốn dẻo. Nên sử dụng chất hóa dẻo là hỗn hợp của các
polyester để giảm khuynh hướng kết tinh của vật liệu.
Tham khảo từ tài liệu
Polyurethane Elastomers, C.
Hepburn, Elsevier Science
Publisher, 1992, trang 376 – 380
(vtp-vlab-caosuviet)