Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Đúc khuôn ép fluoroelastomer

Cao Su Việt - Con lăn cao su
Cao Su Việt - Con lăn cao su
Đúc khuôn ép  là cách đơn giản và lâu đời nhất để sản xuất các chi tiết cao su, và được sử dụng rộng rãi cho fluoroelastomer. Trong quy trình này, một mẫu cao su chưa lưu hóa được đặt vào trong lỗ khuôn. Đây là mẫu ban đầu với khối lượng lớn hơn từ 6%–10% khối lượng của sản phẩm tạo thành. Khuôn sau đó được đóng lại và được giữ dưới áp suất thủy lực ở nhiệt độ mong muốn cho tới khi chi tiết được kết mạng. Cuối cùng, khuôn được mở ra để lấy chi tiết và phần dư đi kèm, phần cao su dư sau đó được loại bỏ ở công đoạn cuối cùng.
Đúc khuôn ép có một số ưu điểm cho sản xuất các chi tiết fluoroelastomer. Vật liệu fluoroelastomer rất đắt tiền, mất mát fluoroelastomer có thể được giảm tối thiểu bằng cách kiểm soát cẩn thận khối lượng và kích thước mẫu ban đầu để giữ lượng dư chảy tràn thấp. Quy trình này có ưu điểm cho sản xuất một lượng chi tiết tương đối ít cho bất kỳ kích thước nào. Chi phí thiết bị cho khuôn, máy ép và các thiết bị phụ trợ là thấp. Đúc khuôn ép hoạt động tốt nhất cho nguyên liệu có độ nhớt trung bình tới cao. Vì vậy, fluoroelastomer với khối lượng phân tử cao có thể được gia công để tạo thành các chi tiết với các tính chất cơ học và tính kháng hóa chất rất tốt.
Một trong những khuyết điểm cho đúc khuôn ép là chi phí nhân công cao, vì người vận hành phải tập trung nhiều để chuẩn bị và nạp mẫu ban đầu, đóng khuôn và lấy các chi tiết đã kết mạng. Chất lượng của chi tiết có thể khác nhau, phần lớn do sự khác biệt thời gian kết mạng trong khuôn do thao tác bằng tay của công nhân. Ngoài ra, kiểm soát nhiệt độ có thể gặp khó khăn bởi sự khác biệt về thời gian mở khuôn, dẫn đến nhiệt độ khuôn giảm khác nhau. Vì vậy, vận tốc và trạng thái kết mạng có thể khác biệt đáng kể, ảnh hưởng kích thước và các tính chất vật lý của chi tiết. Quy trình này không phù hợp khi sản xuất một lượng nhiều các sản phẩm đúng chuẩn, các chi tiết phức tạp với các rãnh chảy dài trong khuôn.
Một số kỹ thuật giúp quy trình đúc khuôn diễn ra nhanh, làm tăng năng suất sản xuất như: các tấm khuôn được gắn cố định vào các hốc trên đế ép khuôn, sử dụng các dụng cụ nạp mẫu và lấy sản phẩm cho khuôn nhiều lỗ.
Tham khảo từ tài liệu Fluoroelastomers Handbook: The Definitive User's Guide and DatabookAlbert L. Moore, William Andrew, 2006, trang 111 - 112
(vtp-vlab-caosuviet)
Cao su kỹ thuật - Puly PU truyền động
Cao su kỹ thuật - Puly PU truyền động