Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cải thiện tính kháng nhiệt độ thấp cho cao su (phần 2)

Xem phần 1 tại đây
Việc sử dụng các loại dầu gia công, chất hóa dẻo, phụ gia trong hỗn hợp cao su có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất ở nhiệt độ thấp của cao su. Nên sử dụng dầu gia công có hàm lượng aromatic thấp vì dầu gia công aromatic có khuynh hướng làm cho tính chất của cao su ở nhiệt độ thấp kém đi.
Đối với chất hóa dẻo, tránh dùng chất hóa dẻo tổng hợp polymer hoặc chất hóa dẻo tổng hợp có độ nhớt cao. Thay vào đó, dùng chất hóa dẻo monomer có độ nhớt thấp để cải thiện tính chất của cao su ở nhiệt độ thấp. Cụ thể, đối với các loại cao su NBR và CR, xem xét sử dụng chất hóa dẻo dioctyl adipate (DOA) cho các ứng dụng nhiệt độ thấp. Các chất hóa dẻo DOA (dioctyl adipate), DMBTG (dibutylmethylene bis-thioglycolate), và DBEEA [di(butoxyethoxy ethyl) adipate] tạo nên tính chất ở nhiệt độ thấp tốt cho cao su HNBR. Trong đó, DBEEA được cho là chất hóa dẻo tốt nhất cho cao su HNBR kết mạng lưu huỳnh vì nó tạo nên sự cân bằng tốt giữa tính chất ở nhiệt độ thấp và tính kháng nhiệt. Đối với cao su thiên nhiên, chỉ dùng một lượng nhỏ chất hóa dẻo ester cho các ứng dụng nhiệt độ thấp sao cho vẫn duy trì sự tương thích với NR. Xem xét sử dụng các chất hóa dẻo adipate và sebacate cho cao su halobutyl.
Ngoài ra, tăng mật độ kết mạng của cao su thiên nhiên lưu hóa sẽ giảm vận tốc kết tinh ở nhiệt độ thấp. Dùng nhựa 1,2-polybutadiene hàm lượng vinyl cao khối lượng phân tử thấp như chất kết hợp trong quá trình kết mạng EPDM bằng peroxide để cải thiện tính chất ở nhiệt độ thấp.
Tham khảo từ tài liệu How to Improve Rubber Compounds: 1500 Experimental Ideas for Problem Solving, John S. Dick, Hanser Publications, 2004, trang 96 – 98
(vtp-vlab-caosuviet)