Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nguyên tắc chung khi sử dụng vật liệu đàn hồi PU

So với các loại vật liệu đàn hồi khác, điểm nổi bật của vật liệu PU là sự kết hợp của mô-đun Young cao (độ cứng IRHD trên 85-95) với độ giãn dài rất cao tại điểm gãy (> 500%). Sự kết hợp tính chất này cùng với độ bền kéo và tính kháng mài mòn cao, vật liệu đàn hồi PU được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng.
Tuy nhiên, đôi khi rất khó để quyết định loại vật liệu đàn hồi PU nào, loại đổ khuôn, loại nhiệt dẻo hoặc loại cán được, là phù hợp nhất cho một ứng dụng riêng biệt. Một vài nguyên tắc chung có thể giúp ích khi lựa chọn loại vật liệu PU để sử dụng. Khi các tính chất cơ lý được yêu cầu cao nhất, loại đổ khuôn tốt hơn hai loại cán được và nhiệt dẻo. Đối với tính biến dạng dư sau nén, loại đổ khuôn tốt hơn loại nhiệt dẻo ở cả nhiệt độ cao và thấp; nhưng loại cán được, liên kết mạng cộng hóa trị, có sự biến dạng dư sau nén thấp nhất. Về tính kháng hóa chất, polyurethane đổ khuôn và nhiệt dẻo tốt hơn một ít so với loại cán được. Tất cả loại polyurethane đều có tính chất cơ lý cao, mặc dù sự khác biệt giữa các loại là nhận thấy được nhưng điều này là không đáng kể khi so sánh polyurethane với những vật liệu đàn hồi khác.
Dãy nhiệt độ sử dụng tốt nhất cho vật liệu PU là từ -30 tới +80oC, sự tiếp xúc gián đoạn tới nhiệt độ 100oC là chấp nhận được. Tính bền thủy phân thấp của vật liệu PU cần được xem xét đến trong các ứng dụng tiếp xúc với nước, đặc biệt khi nhiệt độ trên 50oC.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane Elastomers, C. Hepburn, Elsevier Science Publisher, 1992, trang 390 – 391
(vtp-vlab-caosuviet)