Cao
su chloroprene (tên thương mại Neoprene) được giới thiệu bởi DuPont vào năm
1932. Tên gọi hóa học là polychloroprene, được tạo thành từ monomer sau.
Tính
chất của neoprene được thay đổi đáng kể thông qua quá trình phối trộn. Bằng
cách thêm vào hoặc loại bỏ có chọn lọc một số thành phần, các tính chất riêng
biệt có thể được nâng lên hoặc giảm xuống để tạo nên công thức neoprene phù hợp
nhất cho ứng dụng. Một số tính chất nổi bật của neoprene như sau.
Neoprene
có tính tưng nảy cao, tính trễ đàn hồi thấp, sự tích nhiệt ít trong các ứng dụng
động học nên có thể thay thế cao su thiên nhiên trong các ứng dụng cần tính
kháng dầu. Các sản phẩm neoprene có thể bị bắt cháy nhưng sẽ ngừng cháy khi ngọn
lửa được lấy đi. Trong khi đó, cao su thiên nhiên và nhiều vật liệu đàn hồi tổng
hợp khác sẽ tiếp tục cháy một khi đã bắt cháy. Neoprene có tính kháng thấm khí tương đối. Do đó, sản
phẩm cao su neoprene có thể được sử dụng để làm kín các khí freon, propane,
butane.
Neopren
có tính cách điện tương đối. Nhưng vì mức kháng lão hóa, thời tiết tốt,
neoprene thường được sử dụng như lớp bọc ngoài cách điện bảo vệ cho tất cả dãy điện
áp. Đặc biệt, nó kháng với sự phóng điện corona điện áp cao, tác động này gây
nên sự cắt bề mặt nghiêm trọng, cháy ở nhiều loại vật liệu đàn hồi khác.
Ở
nhiệt độ hoạt động tối đa 93oC,
neoprene tiếp tục duy trì các tính chất vật lý tốt trong thời gian dài. Khi nhiệt
độ cao hơn, hư hỏng do nhiệt chủ yếu từ quá trình làm cứng sản phẩm và mất đi
tính tưng nảy. Tính năng của các sản phẩm neoprene ít thay đổi khi nhiệt độ xuống
tới -18oC.
Tham khảo từ tài liệu
Mechanical and Corrosion-Resistant Properties
of Plastics and Elastomers, Philip
A. Schweitzer, CRC Press, 2000, trang
281 - 282
(vtp-vlab-caosuviet)