Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Tác dụng của việc sử dụng chất độn trong polymer (phần 2)


Vietrubber - Ống cao su thiên nhiên
Vietrubber - Ống cao su thiên nhiên
Chất độn giúp làm giảm co rút polymer. Ví dụ, mica và sợi thủy tinh làm vật liệu giảm cong vênh và méo mó do nhiệt.
Sự kết tinh và cấu trúc polymer bị ảnh hưởng bởi chất độn. Cấu trúc polymer ở bề mặt phân cách với chất độn khác với với cấu trúc trong khối polymer. Chất độn có thể tăng hoặc giảm tốc độ tạo mầm (ảnh hưởng vận tốc kết tinh). Ví dụ, vận tốc tạo mầm tăng quan sát được trong PET được độn mica.
Chất độn cũng làm tăng tính bền cho vật liệu nhờ chắn bức xạ và phản ứng với các phân tử phân hủy. Chất độn ZnO phản ứng với các sản phẩm phân hủy UV trong PE để hạn chế hư hỏng. Các chất độn như  borate và montmorillonite bảo vệ vật liệu khỏi sự phân hủy sinh học. Ngược lại, việc thêm tinh bột tạo làm tăng sự phân hủy sinh học, được ứng dụng trong các sản phẩm yêu cầu dễ phân hủy.
Chất độn tác động có lợi cho môi trường, chúng giúp làm chậm cháy, tăng nhiệt độ tự bắt cháy, giảm sự hình thành khói, tăng sự hình thành than, giảm vận tốc truyền nhiệt. Tái chế chất dẻo có thể được cải tiến bằng cách kết hợp với chất độn, chúng làm giảm sự phân hủy nhiệt, các hỗn hợp phức tạp của các polymer thải được kết hợp dễ dàng hơn nếu được phối trộn với chất độn.
Tham khảo từ tài liệu Handbook of FillersGeorge Wypych, ChemTec, 1999, trang 1 - 7
(vtp-vlab-caosuviet)

Cao su kỹ thuật - Ống cao su thiên nhiên phù hợp thực phẩmCao su kỹ thuật - Ống cao su thiên nhiên phù hợp thực phẩm
Cao su kỹ thuật - Ống cao su silicone phù hợp thực phẩm