Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Các đặc tính của O-ring (phần 2)


Xem phần 1 tại đây
O-ring làm kín mặt bích bằng EPDM
Trong thiết kế đệm làm kín O-ring, rãnh có thể được tạo thành trên bề mặt thành xy-lanh thay vì trên bề mặt pit-tông mà không gây ra sự thay đổi trong tính năng làm kín của đệm.
Tác động của nhiệt độ lên tính năng của đệm làm kín phụ thuộc rất nhiều vào loại cao su được sử dụng. Nhìn chung, thường sử dụng cao su tổng hợp vì nó có thể dùng liên tục ở nhiệt độ tương đối cao hoặc thấp. Hệ số giãn nở vì nhiệt của cao su tổng hợp đủ thấp để sự thay đổi nhiệt độ không tạo ra những khó khăn khi hoạt động.
Ngoài ra, phải chú ý đến tương tác giữa đệm làm kín và môi trường lưu chất. Tương tác này có thể có lợi hoặc bất lợi, và nó ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của O-ring. Phải tránh các hiện tượng đông cứng, làm mềm, trương nở, co rút quá mức.
O-ring tuy cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, chi phí thấp, nhưng mức độ tin cậy khi sử dụng là rất cao. Nếu bề mặt đệm không đều một chút, xuất hiện những vết nứt nhỏ, đệm vẫn làm kín hiệu quả trong trường hợp áp suất cao. Thậm chí nếu bị nứt gãy hoặc bị xé quá mức, O-ring vẫn tạo ra tác động hạn chế dòng chảy lưu chất, rất có ích trong các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm. Ngoài ra, đệm làm kín O-ring có thể kéo giãn để ứng dụng cho các trường hợp có đường kính lớn hơn và không cần dụng cụ đặc biệt nào để lắp O-ring.
Tham khảo từ tài liệu Parker O – Ring Handbook ORD 5700Parker Hannifin Corporation, 2007, trang 1-3 – 1-4
(vtp-vlab-caosuviet)