Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Charles Goodyear và phát minh về sự lưu hóa cao su (phần 2)


Xem phần 1 tại đây
Do rất nhiều thất bại trước đó, Goodyear rất khó thuyết phục mọi người rằng ông đã đạt được một điều gì đó đáng giá. Tất cả nỗ lực của công để làm một tấm cao su lưu hóa đều thất bại. Năm 1842, Goodyear chỉ cho Horace Cutler, một người làm giày gần nơi ông sống những mẫu cao su lưu hóa của mình, Cutler rất quan tâm và muốn sản xuất những đôi giày bao bằng cao su. Do chưa chuẩn bị kỹ trước, sự hợp tác này thất bại. Cutler bán một số đôi giày bao tốt nhất của mình cho một nhà sản xuất cao su khác, Horace Day, để lấy lại một phần vốn.
Horace Day là một con người rất tham vọng. Ông thuyết phục Cutler về làm việc cùng với mình để biết về quy trình sản xuất cao su của Goodyear nhưng Day cũng không thể sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng mong muốn. Lúc này là giữa năm 1834, chúng ta thấy rõ rằng quá trình lưu hóa của Charles Goodyear thỉnh thoảng sản xuất ra sản phẩm có thể bán được nên nó khó được đăng ký bằng sáng chế. Sau đó, Goodyear qua Anh, nơi có ngành cao su phát triển nhưng chưa biết quá trình lưu hóa của ông. Ông định bán những bí mật, quy trình sản xuất của mình ở đây nhưng không thành công do chưa đăng ký sáng chế trước.

Rút kinh nghiệm ở Anh, đầu năm 1844, Goodyear đã đăng ký sáng chế cho quá trình lưu hóa cao su của mình ở Mỹ. Lúc này, người anh rể của ông, William DeForest, thành lập công ty cao su Naugatuck đã mua tất cả các bằng sáng chế của Goodyear. Lúc này, Horace Day lại xuất hiện, khôn khéo đăng ký một sáng chế chủ yếu dựa trên sáng chế của Goodyear để sản xuất quần áo. Việc làm này không chỉ vi phạm sáng chế của Goodyear, mà còn đe dọa sự sản xuất kinh doanh của các công ty cao su khác.
Lúc bấy giờ, năm 1851, Goodyear  bận tham dự Triễn lãm lớn của Nữ hoàng Victoria ở Anh. Goodyear chỉ tập trung triển lãm vật liệu Ebonit, một vật liệu rất cứng trong khi Thomas Hancock chú trọng và sự đa dạng của nhiều loại vật liệu cao su, những loại tương đối mềm và có ứng dụng thực tế. Điều này cho thấy tính thực tế, kinh tế trong các nghiên cứu của Hancock; và giải thích tại sao cuộc sống của Goodyear luôn khó khăn.
Sau đó, Goodyear về Mỹ và thắng kiện Horace Day, một trong những vụ kiện lớn nhất trong lịch sử. Như trút bỏ được gánh nặng, Goodyear bắt đầu viết sách và xuất bản 2 cuốn vào năm 1853 và tham dự rất thành công cuộc Triển lãm ở Paris, triển lãm của ông vẫn làm về Ebonit.
Charles Goodyear mất vào ngày 01 tháng 7 năm 1860. Ông được chôn ở Grove Street Cemetery, New Haven, dưới một ngôi mộ lớn có khắc tên GOODYEAR.
Tham khảo từ sách Tears of the tree, John Loadman, Oxford University Press, 2005, trang  29 – 44
(vtp-vlab-caosuviet)