Một
dạng khác của chất tạo bọt vật lý là các hỗn hợp đẳng phí có chứa hoặc không chứa
halogen. Các hỗn hợp đẳng phí có điểm sôi thấp hơn các thành phần tạo thành
chúng. Các chất tạo bọt đẳng phí có chứa halogen như HFC-365mfc/cyclopentane, HFC-365mfc/n-pentane, ...
Các
chất tạo bọt đẳng phí không chứa halogen là các hỗn hợp sau: pentane/methyl formate, pentane/ethyl formate, ...
Ta
xét một ví dụ là hỗn hợp đẳng phí n-pentane/ methyl formate (NPT/MFT) ở tỷ lệ 47.2/52.8
khối lượng. Những nghiên cứu về khả năng tạo bọt của hỗn hợp này (bằng cách
thay đổi tỷ lệ mol giữa NPT và MFT, nhưng vẫn giữ tổng lượng mol của hỗn hợp bằng
nhau (0.25 mol) so với 100 phần khối lượng của polyether glycol cho thấy bọt có
khối lượng riêng và độ dẫn nhiệt thấp nhất nhất tại điểm đẳng phí của nó.
Một
nghiên cứu khác cũng cho thấy mối quan hệ tuyến tính logarit: điểm sôi của chất
tạo bọt càng thấp thì khối lượng riêng của bọt tạo thành càng thấp. Do đó, để tạo
thành các bọt có cùng khối lượng riêng, ta chỉ cần dùng một lượng ít hơn chất
tạo bọt đẳng phí.
Vì
vậy, sử dụng các chất tạo bọt đẳng phí không chứa halogen có những ưu điểm so với
các chất tạo bọt C5-hydrocarbon như sau: bọt tạo thành có khối lượng riêng và độ
dẫn nhiệt thấp hơn khi sử dụng một lượng chất tạo bọt giống nhau, các chất tạo
bọt đẳng phí không chứa halogen tương thích với polyol tốt hơn và cấu trúc bọt
tạo thành tốt hơn, được sử dụng linh hoạt để tạo nhiều loại bọt khác nhau như:
bọt polyurethane liền da bên ngoài, bọt urethane, bọt polyisocyanurate. Nhưng
nó cũng có một khuyết điểm giống như C5-hydrocarbon là dễ cháy do không có
nguyên tử halogen trong phân tử nên hạn chế sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
(hết)
Tóm tắt từ tài liệu Polyurethane and Related
Foams , Kaneyoshi
Ashida, CRC - Taylor &
Francis, 2006, trang 30 - 34
(vtp-vlab-caosuviet)