Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Lịch sử phát triển đồn điền cao su (phần 2)


Xem phần 1 tại đây
Tại Sri Lanka, các trồng trọt thí nghiệm đã được thực hiện tại các vườn thực vật học ở Heneratgoda và Peradeniya. Các người trồng thí nghiệm không tin rằng Hevea là sự lựa chọn tốt nhất, nên họ cũng thí nghiệm các loại cây khác như Ficus elastica, Castilloa và Ceara. Lúc đầu, hai loại cây sau được ưa chuộng vì chúng sinh trưởng nhanh hơn, sau đó họ chuyển sang các cây Hevea, chúng phát triển chậm nhưng có hiệu suất thu latex cao hơn. Tới năm 1882, các cây Hevea này bắt đầu cho hạt, đây cũng là cơ sở cho sự phát triển của các đồn điền cao su ở Ấn Độ sau này. Tuy nhiên lúc bấy giờ, nhu cầu trồng cao su tư nhân rất thấp do nhiều người trồng đã bị phá sản do dịch bệnh trên cây cà phê xảy ra vài năm trước, những người còn lại trồng trà hoặc sang Malaysia trồng lại cà phê. Cho tới những năm 1890, việc trồng cao su ở Sri Lanka mới bắt đầu phát triển.
Tại vườn thực vật học, tiến sĩ Trimen nghiên cứu quy trình rạch lấy mủ cao su sao cho có thể thu được lượng latex nhiều nhất có thể từ mỗi cây. Từ nghiên cứu của mình, ông đã kết luận rằng việc trồng cao su có thể mang lại lợi nhận và cần được phát triển trong tương lai. Từ đó, ông bắt đầu thuyết phục chính phủ và các nhà trồng tư nhân về vấn đề này. Năm 1896, ông đã thuyết phục được J. C. Willis chuyển sang trồng cao su do giá trà xuống thấp và ông cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ về chương trình trồng trọt này. Từ đây, ngành công nghiệp đồn điền cao su bắt đầu phát triển thịnh vượng ở Sri Lanka. Diện tích trồng cao su ở Ceylon tăng nhanh qua các năm: 1990 là 1 000 mẫu (acre), 1905 là 66 000 mẫu, 1910 là 258 000 mẫu, còn năm 1920 là 433 000 mẫu. Trong đó, năm 1899 là năm đánh dấu sự xuất khẩu thương mại đầu tiên của cao su được trồng ở đồn điền của quốc gia này.
 (còn tiếp)
Tham khảo từ sách Tears of the tree, John Loadman, Oxford University Press, 2005, trang 97 - 99
(vtp-vlab-caosuviet)